10 thói quen làm bào mòn răng

Uống đồ lạnh hoặc quá nóng, cắn móng tay... là những thói quen đang bào mòn răng mỗi ngày mà nhiều người không biết.

Nhai đá: Thói quen này ảnh hưởng các mô mềm bên trong răng, có thể dẫn đến đau răng.

Nhai đá là thói quen rất gây hại răng. Ảnh minh hoạ.

Nhai đá là thói quen rất gây hại răng. Ảnh minh hoạ.

Cà phê: Đây là loại nước giải khát để lại những vết bẩn trên răng. Axit và vi khuẩn trong miệng tấn công nhau, dẫn đến bệnh nướu răng, hôi miệng và sâu răng. Vì vậy, sau khi uống trà hoặc cà phê, bạn hãy súc miệng đúng cách.

Cắn móng tay: Thói quen xấu này làm hỏng răng, có thể làm cho răng va đập vào hàm, gây ra rối loạn chức năng của hàm.

Xỏ khuyên lưỡi: Việc cắn phải đinh tán kim loại có thể làm rạn răng. Khi kim loại chà xát lợi, nó dễ gây tổn thương nướu răng, dẫn đến hỏng răng.

Uống nước chanh, cam và bưởi chứa hàm lượng acid cao, có thể làm xói mòn men răng. Sau khi uống một cốc nước chanh, bạn có thể nhai kẹo cao su không đường để giúp loại bỏ dư lượng axit.

Nghiến răng thường do thói quen ngủ hoặc căng thẳng. Thói quen hại răng này rất khó kiểm soát.

Các loại kẹo ngọt có thể gây sâu răng. Kẹo dính vào răng của bạn, giữ lại đường và lâu dần sẽ gây sâu răng.

Soda chứa thêm đường có thể làm tổn thương răng. Soda cũng chứa axit photphoric và axit xitric, ăn mòn men răng.

Đánh răng ngay sau khi ăn có thể làm hại răng nhiều hơn, tốt nhất nên đánh răng sau khi ăn xong 30 phút.

Thói quen không thay bàn chải đánh răng mới thường xuyên rất hại. Hiệp hội Nha khoa Mỹ đề nghị nên thay thế bàn chải đánh răng 3-4 tháng một lần, khi lông bàn chải bị sờn.

Theo Đời sống
Hôn trẻ liệu có nguy hiểm?

Hôn trẻ liệu có nguy hiểm?

Hôn là hành động thể hiện tình cảm giúp gắn kết giữa người này với người khác. Tuy nhiên, nụ hôn đôi khi lại là tác nhân gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe con trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Số ca mắc sởi năm 2024 tăng 130 lần

Số ca mắc sởi năm 2024 tăng 130 lần

Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Nguyễn Lương Tâm cho biết, số ca sốt phát ban nghi sởi là 38.364 (tăng hơn 94 lần so với năm 2023); số ca dương tính với sởi là 6.725 ca (tăng hơn 130 lần so với năm 2023).
Vì sao bạn hay đau họng sau khi ngủ dậy?

Vì sao bạn hay đau họng sau khi ngủ dậy?

Đau họng, rát họng, khó nuốt vào buổi sáng là chứng bệnh phổ biến đặc biệt hay gặp vào mùa mưa hoặc khi thay đổi thời tiết. Nhiều nguyên nhân gây đau họng vào buổi sáng sẽ khiến bạn không thể ngờ tới.
Nhiều trẻ nhiễm xoắn khuẩn Leptospira do chuột cắn

Nhiều trẻ nhiễm xoắn khuẩn từ chuột

Trong 1 tháng, khoa Nhi - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tiếp nhận hai bệnh nhi nhiễm khuẩn nặng do Leptospira cho thấy sự nguy hiểm và những dấu hiệu cần cảnh giác với bệnh nhiễm Leptospira ở trẻ em.
back to top