TS BS Trần Vĩnh Hưng (bên phải) – Giám đốc BV Bình Dân, trao quyết định thành lập Đơn vị Cấp cứu niệu đạo cho ThS BS Đỗ Lệnh Hùng, Trưởng Đơn vị niệu đạo.
Nhằm hỗ trợ người bệnh dập vỡ niệu đạo do chấn thương, tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động được các bác sĩ chuyên khoa sâu niệu đạo hướng dẫn ngay từ sớm, xử trí cấp cứu nhanh chóng và chuẩn xác. Sáng ngày 26/4/2018, BV Bình đã công bố thành lập “Đơn vị Cấp cứu niệu đạo”
Tại buổi lễ, TS BS Trần Vĩnh Hưng, Giám đốc BV cho biết. Đơn vị Cấp cứu niệu đạo sẽ có chức năng tiếp nhận cấp cứu và điều trị các vấn đề về niệu đạo cho người bệnh 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần. Sự ra đời của Đơn vị Cấp cứu niệu đạo sẽ giúp rút ngắn thời gian chờ đợi phân loại người bệnh, từ đó tăng tính kịp thời và hiệu quả trong điều trị.
Hình ảnh ca phẫu thuật cho người bệnh bị chấn thương niệu đạo sáng ngày 26/4 tại BV Bình Dân.
Tổn thương niệu đạo có thể làm đứt niệu đạo gây bí tiểu, chít hẹp niệu đạo về sau gây bí tiểu hoặc tiểu khó; diễn tiến nhiễm trùng niệu, nhiễm trùng lan rộng vùng đáy chậu; gây ảnh hưởng tới chức năng hệ tiết niệu về sau. Nếu không được xử trí và can thiệp đúng cách ngay từ ban đầu, hẹp niệu đạo sẽ gây nhiều khó khăn trong điều trị sau này; nguy cơ hẹp niệu đạo tái phát tăng, nguy cơ nhiễm trùng niệu tăng, gây ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Tại BV Bình Dân, người bệnh hẹp niệu đạo do tai nạn chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là ở nam giới với nghề nghiệp lao động chân tay, điều khiển xe cơ giới, xuồng ghe… ThS BS Đỗ Lệnh Hùng, Trưởng Đơn vị niệu đạo, BV Dình Dân chia sẻ.
Cũng theo ThS Đỗ Lệnh Hùng, việc điều trị các bệnh lý niệu đạo đòi hỏi các bác sĩ được đào tạo chuyên sâu và kinh nghiệm. Bên cạnh đó, bệnh viện cần có các phương tiện máy móc chuyên sâu về niệu khoa. Với hẹp niệu đạo, nếu chậm trễ hoặc can thiệp niệu đạo nhiều lần thất bại thì khả năng phẫu thuật tạo hình niệu đạo về sau sẽ khó khăn hơn và tỉ lệ thành công giảm vì các mô xơ hình thành gây khó khăn cho phẫu thuật và hồi phục.
Thủy Nguyễn