Xử lý những vết bầm tím trên da đúng cách, kịp thời phát hiện những căn bệnh nguy hiểm

ng coi thường những vết bầm tím trên da, bởi lẽ không chỉ xấu về mặt thẩm mỹ mà đằng sau đó rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh nguy hiểm.

Bầm tím trên da không đơn giản là vết tích sau chấn thương mà có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm

Nếu chẳng may va đập vào đâu đó, hoặc bị chấn thương, hoặc đơn giản là ngã đau không trầy xước, bạn có thể thấy xuất hiện những vết bầm tím trên da. Lâu ngày, những vết bầm tím ấy không biến mất, vô hình chung sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng tự ti vì mất thẩm mỹ.

Đây là hiện tượng thường gặp ở bất cứ đối tượng nào trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng những vết bầm tím trên da còn cảnh báo rất nhiều chứng bệnh nguy hiểm mà chúng ta không nên bỏ qua.

Nếu chẳng may va đập vào đâu đó, hoặc bị chấn thương, hoặc đơn giản là ngã đau không trầy xước, bạn có thể thấy xuất hiện những vết bầm tím trên da.

Theo BS Vũ Văn Khang (Nguyên giám đốc Bệnh viện phong Hà Nam), bầm tím trên da có nhiều nguyên nhân. Bầm tím trên da có thể chỉ đơn giản là tổn thương thành mạch sau chấn thương. Ngoài ra còn có thể do rối loạn quá trình đông máu như giảm số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu, rối loạn các yếu tố đông máu hoặc tổn thương thành mạch mắc phải.

‘Không những thế, vết bầm tím trên da có thể xuất hiện do thiếu máu, dùng thuốc, di truyền từ mẹ… Những lúc này, cơ thể không sản xuất đủ tiểu cầu hoặc tiểu huyết cầu không đảm đương hết vai trò thì cũng dễ bị bầm tím da dù không có va chạm thương tích’, BS Khang cho biết.

Thông thường, sau 2-5 ngày, những vết bầm tím trên da sẽ thay đổi màu sắc, từ đỏ sẫm sang màu xanh, rồi màu vàng và từ từ biến mất. Nói chung thì vết bầm tím trên da có thể tự biến mất theo thời gian nhưng nếu bạn muốn nhanh chóng chấm dứt tình trạng này thì cần nắm rõ những bước xử lý đúng cách.

Thông thường, sau 2-5 ngày, những vết bầm tím trên da sẽ thay đổi màu sắc, từ đỏ sẫm sang màu xanh, rồi màu vàng và từ từ biến mất.

Chưa hết, chúng ta cần đề phòng với những vết bầm không đau, không ngứa. Những vết bầm tím trên da này là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm như xơ gan, bệnh đa hồng cầu… Đặc biệt, trong một số trường hợp bầm tím trên da có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng nào đó. Vì thế, để biết chính xác nguyên nhân bầm tím trên da, cần xét nghiệm máu để xem lượng tiểu huyết cầu có bình thường hay không.

‘Đối tượng dễ bị bầm tím da nhất là phụ nữ, người già và trẻ em, những vết bầm tím trên da thường tập trung ở vùng bắp đùi, bắp tay bởi lớp da mỏng hơn nên rất dễ bị tổn thương. Đa phần những vết bầm tím da lành tính nhưng cũng không nên coi thường’, BS Khang nhấn mạnh.

Đối tượng dễ bị bầm tím da nhất là phụ nữ, người già và trẻ em.

Xử lý những vết bầm tím trên da, trong trường hợp nào cần đi khám và điều trị ngay?

Theo BS Khang, để xử lý những vết bầm tím trên da do chấn thương hết sức đơn giản nhưng cần đảm bảo đúng thời điểm. Để chữa bầm tím trên da hữu hiệu nhất, bạn cần xử lý ngay khi nó còn là một vết đỏ. Để giảm tối đa nguy cơ bầm tím cũng như giúp vết bầm tím nhanh chóng biến mất, bạn cần:

– Chườm đá lên vùng bị va đập, vùng đang bị đau nhức từ 5-10 phút. Nên chườm đá nhiều lần, giữa những lần chườm phải cách nhau khoảng 1 giờ. Chú ý khi chườm đá, không được chườm trực tiếp trên da mà cần quấn đá vào một chiếc khăn trước khi chườm. Hoặc có thể lấy khăn mặt nhúng vào nước lạnh rồi đặt lên chỗ đau.

Chườm đá lên vùng bị va đập, vùng đang bị đau nhức từ 5-10 phút.

Chú ý là chườm đá chỉ có tác dụng trong vòng 72 giờ kể từ lúc chấn thương nên công cuộc chườm đá cần đảm bảo càng sớm càng tốt. Việc này giúp mạch máu, mô bị dập do chấn thương co rút lại, từ đó giảm xuất huyết dưới da cũng như tình trạng sưng viêm. Không chỉ là va chạm nhẹ, bạn có thể chườm đá khi bị bong gân, căng cơ, côn trùng cắn, viêm khớp do gút…

– Nếu chân có vết bầm tím nên kê chân lên cao khi ngồi hoặc nằm. Điều này giúp lưu thông máu dễ dàng hơn và giảm sưng rất tốt, hạn chế tối đa nguy cơ để lại vết bầm tím trên da.

– Hạn chế vận động tối đa ở những khu vực bị bầm tím trên da.

– Nếu sau 48 giờ những vết bầm tím vẫn còn, hoặc trong trường hợp máu tụ nhiều, va đập mạnh thì áp dụng phương pháp chữa trị bằng nhiệt, chườm ấm bằng khăn ấm, một chai nước nóng hoặc túi nóng nhưng đủ để ấm tránh trường hợp bị bỏng.

Chú ý khi chườm đá, không được chườm trực tiếp trên da mà cần quấn đá vào một chiếc khăn trước khi chườm.

– Trong trường hợp vết bầm tím xuất hiện ít và nhẹ, bạn có thể sử dụng hành tươi bằng cách: Giã nát củ hành tươi và đắp lên vùng da bị thâm tím sẽ làm tan những vết máu bầm hiệu quả. Lưu ý không áp dụng với vết thương hở.

Chuyên gia đặc biệt lưu ý cần tránh điều trị bằng cách dân gian như thoa dầu nóng khi bị sưng bầm vì dầu nóng càng làm tổn thương thêm các mao mạch, chảy máu trong nhiều hơn. Bạn cũng cần tránh bóp nắn, xoa dầu và đặc biệt là không nên dùng thuốc tan máu bầm hoặc bôi mật gấu quá sớm (trong 24 giờ đầu tiên sau khi bị va chạm) vì có thể gây chảy máu nhiều thêm, sẽ làm tăng hiện tượng sưng, bầm.

Tuy nhiên, đối với những vết bầm tím trên da bỗng dưng xuất hiện, hay qua thời gian dài vẫn không biến mất thì bạn cần hết sức cảnh giác. Do đó, BS Khang khuyến cáo thêm, nếu thấy xuất hiện nhiều vết tụ máu dưới da mà không có lý do gì rõ ràng hoặc những vết bầm máu đã tan sau đó cứ bị tái phát thường xuyên, cần đến ngay các bệnh viện để kiểm tra máu vì có thể có các bệnh lý cần được bác sĩ xác định và điều trị.

Theo Tiểu Nguyễn/Ttvn.vn (afamily)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top