Xét xử vụ án tại Vietsovpetro: Hai bị cáo nhận hơn 10 tỷ đồng lãi ngoài

Sáng 21/3, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” tại Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (VSP).

<div> <div> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="Chú thích ảnh" src="https://khds.1cdn.vn/2019/03/21/vietsovpetro21319(1).jpg" /> <figcaption>Bị c&aacute;o V&otilde; Quang Huy (tr&aacute;i) v&agrave; bị c&aacute;o Từ Th&agrave;nh Nghĩa tại phi&ecirc;n t&ograve;a. Ảnh: Do&atilde;n Tấn/TTXVN</figcaption> </figure> </div> <p>Đ&acirc;y l&agrave; vụ &aacute;n thuộc giai đoạn hai của vụ &aacute;n H&agrave; Văn Thắm (nguy&ecirc;n Chủ tịch Hội đồng quản trị Ng&acirc;n h&agrave;ng thương mại cổ phần Đại Dương - OceanBank).</p> <p>Hai bị c&aacute;o trong vụ &aacute;n n&agrave;y gồm: Từ Th&agrave;nh Nghĩa (sinh năm 1962, nguy&ecirc;n Tổng Gi&aacute;m đốc VSP), V&otilde; Quang Huy (sinh năm 1961, nguy&ecirc;n Ch&aacute;nh kế to&aacute;n VSP). Hai đối tượng n&agrave;y bị Viện Kiểm s&aacute;t nh&acirc;n d&acirc;n Tối cao truy tố về tội &ldquo;Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt t&agrave;i sản&rdquo; theo quy định tại Điều 355, khoản 4, điểm a - Bộ luật H&igrave;nh sự năm 2015.<br /> <br /> C&oacute; ba luật sư tham gia bảo vệ quyền v&agrave; lợi &iacute;ch hợp ph&aacute;p cho hai bị c&aacute;o trước T&ograve;a.<br /> <br /> Tại phi&ecirc;n t&ograve;a nguy&ecirc;n Tổng Gi&aacute;m đốc OceanBank Nguyễn Minh Thu được triệu tập đến với tư c&aacute;ch l&agrave; người c&oacute; quyền lợi, nghĩa vụ li&ecirc;n quan.<br /> <br /> Đại diện Li&ecirc;n doanh VSP v&agrave; OceanBank cũng được T&ograve;a triệu tập đến phi&ecirc;n xử với tư c&aacute;ch l&agrave; tổ chức c&oacute; quyền lợi, nghĩa vụ li&ecirc;n quan.&nbsp;<br /> <br /> Theo c&aacute;o trạng, Li&ecirc;n doanh Việt - Nga Vietsovpetro (VSP) tiền th&acirc;n l&agrave; X&iacute; nghiệp Li&ecirc;n doanh Dầu kh&iacute; Vietsovpetro, l&agrave; một tổ chức kinh tế được th&agrave;nh lập ng&agrave;y 19/6/1981 v&agrave; hoạt động theo Hiệp định li&ecirc;n Ch&iacute;nh phủ giữa Việt Nam v&agrave; Li&ecirc;n X&ocirc; trước đ&acirc;y, nay l&agrave; Li&ecirc;n bang Nga. Tổ chức v&agrave; hoạt động của VSP chịu điều chỉnh của điều ước quốc tế m&agrave; Ch&iacute;nh phủ hai b&ecirc;n đ&atilde; k&yacute; kết (gọi l&agrave; c&aacute;c Hiệp định li&ecirc;n Ch&iacute;nh phủ). Ngo&agrave;i ra, hoạt động của VSP c&ograve;n tu&acirc;n thủ c&aacute;c quy định của ph&aacute;p luật Việt Nam trừ trường hợp điều ước quốc tế c&oacute; quy định kh&aacute;c. Theo Hiệp định gần nhất giữa Việt Nam v&agrave; Li&ecirc;n bang Nga k&yacute; kết ng&agrave;y 27/10/2010, thời hạn hoạt động của VSP l&agrave; đến năm 2030; vốn điều lệ của VSP l&agrave; 1,5 tỷ USD, trong đ&oacute; Ch&iacute;nh phủ Việt Nam g&oacute;p 51% (tương đương 765 triệu USD) v&agrave; Ch&iacute;nh phủ Li&ecirc;n bang Nga g&oacute;p 49% (tương đương 735 triệu USD).&nbsp;&nbsp;<br /> <br /> Từ cuối năm 2008 VSP bắt đầu sử dụng dịch vụ mở t&agrave;i khoản thanh to&aacute;n v&agrave; một số hợp đồng tiền gửi c&oacute; kỳ hạn tại OceanBank. Đến năm 2009, thực hiện chỉ đạo của Tập đo&agrave;n Dầu kh&iacute; Việt Nam (PVN) về việc ưu ti&ecirc;n sử dụng dịch vụ t&agrave;i ch&iacute;nh của OceanBank l&agrave; ng&acirc;n h&agrave;ng m&agrave; PVN g&oacute;p 20% vốn điều lệ, VSP ph&aacute;t sinh nhiều hợp đồng gửi tiền c&oacute; kỳ hạn, thường xuy&ecirc;n duy tr&igrave; số dư lớn tr&ecirc;n t&agrave;i khoản thanh to&aacute;n (tiền gửi kh&ocirc;ng kỳ hạn) tại OceanBank Chi nh&aacute;nh Vũng T&agrave;u.<br /> <br /> Cụ thể, từ cuối năm 2008 đến năm 2014, VSP k&yacute; 54 hợp đồng tiền gửi VND, tổng số tiền 13.200 tỷ đồng; k&yacute; 70 hợp đồng tiền gửi USD, tổng số tiền 1.260 triệu USD. Đối với tiền gửi kh&ocirc;ng kỳ hạn, VSP mở bốn t&agrave;i khoản thanh to&aacute;n (gồm ba t&agrave;i khoản VND v&agrave; một t&agrave;i khoản USD) tại OceanBank với số dư h&agrave;ng th&aacute;ng duy tr&igrave; từ 200 tỷ đồng đến 900 tỷ đồng v&agrave; từ 10 triệu USD đến 400 triệu USD, được OceanBank trả l&atilde;i hơn 49,7 tỷ đồng v&agrave; 595.283,41 USD.&nbsp;<br /> <br /> Theo chủ trương v&agrave; chỉ đạo của H&agrave; Văn Thắm (nguy&ecirc;n Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank) về việc chi trả l&atilde;i ngo&agrave;i tiền huy động vốn cho kh&aacute;ch h&agrave;ng gửi tiền tr&ecirc;n to&agrave;n hệ thống OceanBank, trong thời gian từ năm 2013 - 2014 Nguyễn Minh Thu (nguy&ecirc;n Tổng Gi&aacute;m đốc OceanBank) đ&atilde; năm lần nhận tiền từ t&agrave;i khoản của c&aacute;c c&aacute; nh&acirc;n tại Chi nh&aacute;nh Vũng T&agrave;u v&agrave; Chi nh&aacute;nh Th&agrave;nh phố Hồ Ch&iacute; Minh do Hội sở OceanBank chuyển v&agrave;o để chi tiền ngo&agrave;i hợp đồng cho Từ Th&agrave;nh Nghĩa v&agrave; V&otilde; Quang Huy.</p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="Chú thích ảnh" src="https://khds.1cdn.vn/2019/03/21/vietsovpetro21319a.jpg" /> <figcaption>Quang cảnh phi&ecirc;n x&eacute;t xử. Ảnh: Do&atilde;n Tấn/TTXVN</figcaption> </figure> </div> </div> <div> <p>Viện Kiểm s&aacute;t nh&acirc;n d&acirc;n Tối cao x&aacute;c định, với vai tr&ograve; l&agrave; l&atilde;nh đạo của Li&ecirc;n doanh Việt - Nga Vietsovpetro (VSP), trong c&aacute;c năm 2013 - 2014 hai bị c&aacute;o Từ Th&agrave;nh Nghĩa v&agrave; V&otilde; Quang Huy đ&atilde; quyết định việc gửi tiền của VSP v&agrave;o Ng&acirc;n h&agrave;ng OceanBank, do đ&oacute; đ&atilde; được Nguyễn Minh Thu chi tiền ngo&agrave;i hợp đồng (c&ograve;n gọi l&agrave; tiền chăm s&oacute;c kh&aacute;ch h&agrave;ng).</p> <p>Cụ thể, V&otilde; Quang Huy đ&atilde; nhận v&agrave; chiếm đoạt 5,2 tỷ đồng v&agrave; 130.000 USD, tổng cộng hơn 7,9 tỷ đồng; Từ Th&agrave;nh Nghĩa đ&atilde; nhận v&agrave; chiếm đoạt 1,5 tỷ đồng v&agrave; 30.000 USD, tổng cộng hơn 2,1 tỷ đồng. T&iacute;nh gộp lại th&igrave; hai bị c&aacute;o đ&atilde; nhận v&agrave; chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng.<br /> <br /> Tr&ecirc;n cơ sở đ&oacute;, Viện Kiểm s&aacute;t cho rằng c&oacute; đủ cơ sở x&aacute;c định h&agrave;nh vi của hai bị c&aacute;o phạm v&agrave;o tội &ldquo;Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt t&agrave;i sản&rdquo; theo quy định tại Điều 280 - Bộ luật H&igrave;nh sự năm 1999. Tuy nhi&ecirc;n, căn cứ Nghị quyết 41/2017/QH14 ng&agrave;y 20/6/2017 của Quốc hội về việc thi h&agrave;nh Bộ luật H&igrave;nh sự theo hướng c&oacute; lợi cho c&aacute;c bị can, bị c&aacute;o, h&agrave;nh vi của hai bị c&aacute;o trong vụ &aacute;n n&agrave;y bị khởi tố, truy tố theo Điều 355 - Bộ luật H&igrave;nh sự năm 2015 sửa đổi năm 2017.<br /> <br /> Dự kiến, phi&ecirc;n t&ograve;a diễn ra trong hai ng&agrave;y.</p> </div> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo baotintuc.vn
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top