<div> <p style="text-align: justify;"><span>Công ty CP Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) - đơn vị thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản (Nano Bioreactor) sáng nay tổ chức buổi thông tin sơ bộ về giai đoạn thử nghiệm lại công nghệ Nhật trên sông Tô Lịch.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>TS Tadashi Yamamura, chuyên gia LHQ về môi trường, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản cho biết, tại cuộc họp báo Thành ủy Hà Nội hôm 23/7, nhiều ý kiến được đưa ra nhưng phía ông không được dự và có một số thông tin là một chiều, chưa chính xác.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Không có cản trở, phá hoại khi làm sạch sông Tô Lịch</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Chuyên gia Nhật khẳng định lại việc xả nước hồ Tây sông Tô Lịch cuốn trôi kết quả thử nghiệm ông không đổ lỗi cho bên nào.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Ông Yamamura cho biết: "Ở Nhật, việc xả lũ hay xả nước thường được thông báo trước cho người dân và các bên liên quan từ 3-5 ngày. Trong khi ở Hà Nội, JVE chỉ được công ty Thoát nước thông báo trước 15 phút, nên không kịp có giải pháp dẫn đến sự cố".</span></p> <div> <div style="text-align: justify;"><span><img alt="Xả triệu khối nước vào sông Tô Lịch, ở Nhật phải báo trước 3-5 ngày - Ảnh 2." data-original="http://cafefcdn.com/2019/7/26/photo-1-156412641306513104933.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/07/26/photo-1-156412641306513104933.jpg" title="Xả triệu khối nước vào sông Tô Lịch, ở Nhật phải báo trước 3-5 ngày - Ảnh 2." /></span></div> <div> <p data-placeholder="[nhập chú thích]" style="text-align: justify;"><span>Sông Tô Lịch bước vào lần thử nghiệm thứ 2 sau sự cố xả nước cuốn trôi kết quả công nghệ Nano Bioreactor</span></p> </div> </div> <p style="text-align: justify;"><span>Về lý do công ty Thoát nước Hà Nội đưa ra tại sao không thí điểm vào mùa khô mà làm vào mùa mưa, TS Nhật một lần nữa giải thích: “Chúng tôi đã điều tra và với kinh nghiệm làm sạch các con sông ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, thì với những trận mưa lớn công nghệ của chúng tôi vẫn không bị ảnh hưởng gì”. Dù mùa mưa hay mùa khô thì công nghệ vẫn thích ứng được. Nếu thí điểm trong mùa khô, điều kiện tốc độ dòng chảy thấp thì sẽ không chứng minh được khả năng xử lý của công nghệ Nano Bioreactor.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>“Nhưng vấn đề ở đây là Hà Nội bất ngờ cho xả lượng nước gấp 10 lần lượng nước chảy vào sông và chảy liên tục 3 ngày thì rõ ràng kết quả của chúng tôi sẽ bị cuốn trôi”, chuyên gia phản bác.</span></p> <table> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image "> <div> <div style="text-align: justify;"><span><img alt="Xả triệu khối nước vào sông Tô Lịch, ở Nhật phải báo trước 3-5 ngày - Ảnh 3." data-original="http://cafefcdn.com/2019/7/26/photo-1-15641264163551827154353.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/07/26/photo-1-15641264163551827154353.jpg" title="Xả triệu khối nước vào sông Tô Lịch, ở Nhật phải báo trước 3-5 ngày - Ảnh 3." /></span></div> <div> <p data-placeholder="[nhập chú thích]" style="text-align: justify;"><span>Tiến sĩ Tadashi Yamamura</span></p> </div> </div> </td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc" style="text-align: justify;"> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;"><span>Còn về ý kiến vì sao lại không thí điểm cuối sông mà lại đặt ở đầu sông, ông Yamamura cho rằng nếu thực hiện tại cuối nguồn, số lượng thiết bị xử lý phải gánh toàn bộ lượng chất thải xả vào sông Tô Lịch (150.000m3/ngày đêm), tức câu chuyện xử lý là cả dòng sông chứ không phải là thử nghiệm trên đoạn 300m. Khi đó, số lượng máy sẽ khác để xử lý cả sông dài 14,6 km và công suất xử lý là 1,35 triệu m3/ngày đêm.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Việc xử lý thí điểm chứng minh năng lực của 4 máy Nano và các tấm Bioreactor phải thực hiện tại đầu nguồn mới khách quan về năng lực xử lý tính toán trên đoạn 300m</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Một số ý kiến cho rằng việc xả nước là hành động cản trở, phá hoại, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT JVE lên tiếng, đây là sự việc khách quan để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ. “Việc làm sạch sông Tô Lịch không có sự cạnh tranh giữa các bên, công ty thoát nước Hà Nội cũng đã phối hợp với chỉ đạo của TP”, ông nói.</span></p> <table> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image "> <div> <div style="text-align: justify;"><span><img alt="Xả triệu khối nước vào sông Tô Lịch, ở Nhật phải báo trước 3-5 ngày - Ảnh 4." data-original="http://cafefcdn.com/2019/7/26/photo-2-1564126416357589230066.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/07/26/photo-2-1564126416357589230066.jpg" title="Xả triệu khối nước vào sông Tô Lịch, ở Nhật phải báo trước 3-5 ngày - Ảnh 4." /></span></div> <div> <p data-placeholder="[nhập chú thích]" style="text-align: justify;"><span>6 tiêu chí làm sạch sông Tô Lịch</span></p> </div> </div> </td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc" style="text-align: justify;"> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;"><span>Trong giai đoạn thử nghiệm tiếp theo, chuyên gia Nhật Bản đưa ra 6 tiêu chí “hồi sinh” sông Tô Lịch đúng nghĩa.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Thứ nhất, sẽ xử lý mùi hôi thối triệt để ở cấp độ phân tử.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Thứ 2, xử lý được lượng bùn dày hàng mét tồn đọng ở lòng sông, lớp bùn hữu cơ này tích tụ khí H2S và NH3 đang gây ra mùi khói chịu, những biện pháp cơ học như nạo vét hiện nay thì vẫn không xử lý được triệt để mùi. Công nghệ Nhật sẽ phân hủy bùn thành CO2 và H2O, xử lý mà không cần nạo vét, chôn lấp.</span></p> <table> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image "> <div> <div style="text-align: justify;"><span><img alt="Xả triệu khối nước vào sông Tô Lịch, ở Nhật phải báo trước 3-5 ngày - Ảnh 5." data-original="http://cafefcdn.com/2019/7/26/photo-3-1564126416358651709373.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/07/26/photo-3-1564126416358651709373.jpg" title="Xả triệu khối nước vào sông Tô Lịch, ở Nhật phải báo trước 3-5 ngày - Ảnh 5." /></span></div> </div> </td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc" style="text-align: justify;"> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;"><span>Thứ 3, xử lý được nước thải chảy vào từ 280 cống dẫn ra sông, các máy nano với công suất làm sạch gấp 9 lần công suất nước thải chảy vào, tốc độ xử lý gấp 6 lần tốc độ âm thanh. Chất ô nhiễm sẽ biến thành khí trơ bay trong không khí.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Thứ 4, xử lý nước nhưng vẫn bảo tồn hệ sinh thái các loài thủy sinh, vi sinh vật trong dòng sông. Về điều này, công nghệ Nhật đã áp dụng thành công ở hồ Tây, khi khu vực xử lý nước trong, vẫn có cá bơi lội.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Thứ 5, mục tiêu công nghệ không chỉ áp dụng ở dòng sông Tô Lịch mà còn ở một số con sông ô nhiễm khác.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Thứ 6, chuyên gia Nhật Bản mong có sự kết hợp giữa công nghệ Nano Bioreactor với các công nghệ khác để “hồi sinh” sông Tô Lịch đúng nghĩa.</span></p> <table> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image "> <div> <div style="text-align: justify;"><span><img alt="Xả triệu khối nước vào sông Tô Lịch, ở Nhật phải báo trước 3-5 ngày - Ảnh 6." data-original="http://cafefcdn.com/2019/7/26/photo-4-15641264163592028210424.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/07/26/photo-4-15641264163592028210424.jpg" title="Xả triệu khối nước vào sông Tô Lịch, ở Nhật phải báo trước 3-5 ngày - Ảnh 6." /></span></div> </div> </td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc" style="text-align: justify;"> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;"><span>Chuyên gia Nhật tự tin: "Với công nghệ này, chúng tôi đã thành công ở nhiều con sông trên thế giới, cùng 6 tiêu chí trên, tôi khẳng định có thể làm sạch được sông Tô Lịch".</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Về chi phí vận hành thử nghiệm lại, dự án này được Nhật Bản tài trợ 100% nên dù kéo dài 2 tháng thì Nhật Bản vẫn tiếp tục tài trợ, phía Việt Nam không phải bỏ ra bất kì chi phí nào. Ngoài các chuyên gia Nhật Bản, JVE còn mời các nhà khoa học về môi trường, cấp thoát nước, sông hồ của Việt Nam tư vấn.</span></p> <p style="text-align: justify;"> </p> </div> <p style="text-align: justify;"> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Xả triệu khối nước vào sông Tô Lịch, ở Nhật phải báo trước 3-5 ngày
Chuyên gia Nhật Bản tự tin với công nghệ đã làm sạch thành công ở nhiều con sông trên thế giới và khẳng định có thể làm sạch được sông Tô Lịch.
Theo Vietnamnet
Ðề xuất làm sống lại sông Tô Lịch: Tránh 'đánh bùn nhà... sang ao người'
Một doanh nhân trẻ Hà Nội cam kết hồi sinh vĩnh viễn dòng sông Tô Lịch
Làm sạch sông Tô Lịch, phải phân loại nước tại nguồn
Triệu khối nước cuốn trôi, chuyên gia Nhật chờ sông Tô Lịch đen trở lại
Sông Tô Lịch lại đen kịt sau ít ngày nước đổi màu lạ lẫm
ĐBQH: Tháo điểm nghẽn, để doanh nghiệp trong nước là trụ cột
Đà Nẵng: Các trường cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn
Bầu cử Mỹ: Ông Trump, bà Harris hòa nhau tại điểm bỏ phiếu lúc nửa đêm
ĐBQH đề nghị làm rõ số dư quỹ BHXH 1,3 triệu tỷ đồng
Lan toả tinh thần tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật
Kursk rực lửa, lữ đoàn số 22 của Ukraine bị loại khỏi vòng chiến đấu
Quân Ukraine tại mặt trận Kursk đang nỗ lực thực hiện nhằm thoát ra khỏi vòng vây ở quận Sudzhansky của vùng Kursk; Lữ đoàn số 22 của Ukraine tại Kursk bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Vụ cô gái bị tông tử vong ở Hà Nội: Khởi tố nhóm “quái xế”
Ngày 5/11, lãnh đạo Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, đã khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự 10 đối tượng để điều tra vụ tai nạn giao thông trên phố Trần Hưng Đạo làm 1 cô gái tử vong.
Thủ tướng lên đường tham dự hội nghị GMS, ACMECS, CLMV tại Trung Quốc
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường sang Trung Quốc sáng 5/11, dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng GMS, Hội nghị ACMECS, Hội nghị cấp cao CLMV...
Bắt tạm giam một Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai ở Hòa Bình
Nguyễn Văn Lâm và Bùi Văn Chính đã dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái quy định của pháp luật về đất đai trong giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm: Nỗi lo rình rập
Thời gian qua, cả nước liên tục xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm khiến nhiều người phải nhập viện cấp cứu và điều trị.
Ngày 5/11: Quốc hội thảo luận về ngân sách nhà nước
Hôm nay, ngày 5/11, Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.
Đêm 4/11: Hà Nội bắt đầu mưa, trời chuyển lạnh
Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ dự báo, tối và đêm nay (4/11), bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc sẽ ảnh hưởng đến thành phố Hà Nội.
Nhóm đối tượng đâm tử vong cô gái dừng đèn đỏ sẽ bị xử lý sao?
Liên quan đến vụ tai nạn giao thông trên phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội làm 1 cô gái trẻ tử vong, Cơ quan CSĐT Công an quận Hoàn Kiếm đã triệu tập 10 đối tượng để điều tra, làm rõ.
Tên lửa tàng hình Rampage của Israel đáng sợ như thế nào?
Hình ảnh tiêm kích F-16I của không quân Israel mang theo 4 tên lửa tàng hình Rampage đã gây sự chú ý lớn, tên lửa Rampage được hình thành như một vũ khí tăng cường khả năng tấn công các mục tiêu chiến lược.
ĐBQH: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
"Cần nghiêm trị những hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc bầu hay cây còn có khả năng cứu chặt đi để xin ngân sách trồng mới”, ĐB Nguyễn Lân Hiếu nêu ý kiến.
ĐBQH: Gỡ vướng thể chế, “điều trị” bệnh sợ trách nhiệm để bứt phá
Đại biểu cho rằng, một trong những lý do dẫn tới giải ngân đầu tư công chậm là do thể chế, vì vậy cần gỡ vướng để bứt phá. Cùng với đó, phải “điều trị” tới nơi tới chốn bệnh sợ trách nhiệm.