<div> <p><iframe allowfullscreen="" frameborder="0" height="315" src="https://embed.vietnamnettv.vn/v/165181.html" width="560">browser not support iframe.</iframe></p> <p>Ngày 16/7, TS Tadashi Yamamura, chuyên gia LHQ về môi trường, Chủ tịch Tổ chức xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản cho biết đơn vị thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản (Nano-Bioreactor) đã có công văn gửi Thủ tướng, Bộ TN&MT, UBND TP Hà Nội, các sở, ngành, đơn vị liên quan báo cáo và thông báo lùi thời gian lấy mẫu, đánh giá và công bố kết quả giai đoạn thí điểm.</p> <p>Công văn nêu dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản kết quả bước đầu rất khả quan dưới cả góc độ kỹ thuật và thực tế cảm nhận của người dân sống cạnh khu thí điểm.</p> <table> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image "><img alt="Triệu khối nước cuốn trôi, chuyên gia Nhật chờ sông Tô Lịch đen trở lại" src="https://khds.1cdn.vn/2019/07/17/trieu-khoi-nuoc-cuon-troi-chuyen-gia-nhat-xin-thi-diem-them-2-thang-2.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc">Đoạn sông Tô Lịch nơi thử nghiệm công nghệ Nhật Bản chiều 16/7</td> </tr> </tbody> </table> <p>Ngày 9/7, công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã mở cửa xả nước Hồ Tây vào sông Tô Lịch do mực nước của hồ Tây đang cao hơn quy định khoảng 25cm. Trong 3 ngày, khoảng hơn 1,5 triệu m3 nước Hồ Tây đã được xả vào trực tiếp đầu nguồn sông Tô Lịch, nơi có khu thí điểm làm sạch nước sông của dự án Nhật Bản.</p> <p>Đơn vị thí điểm đánh giá đây là nguyên nhân khách quan và đảm bảo an toàn cho TP trong mùa mưa nên việc xả nước là theo đúng quy định của UBND TP.</p> <p>Tuy nhiên, chuyên gia Nhật Bản cho biết nếu là thực hiện dự án trên cả dòng sông Tô Lịch, từ đầu nguồn phía bên kia đường Hoàng Quốc Việt cho đến cả dòng sông, thì hệ vi sinh vật có lợi được kích hoạt liên tục. Càng có dòng chảy thì hệ vi sinh vật này càng dễ khuếch tán và có tác dụng phân giải chất ô nhiễm, nhưng lần này đơn vị thử nghiệm và đánh giá kết quả chỉ trong đoạn 300m ở đầu nguồn.</p> <table> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image "><img alt="Triệu khối nước cuốn trôi, chuyên gia Nhật chờ sông Tô Lịch đen trở lại" src="https://khds.1cdn.vn/2019/07/17/lam-sach-song-to-lich-chuyen-gia-nhat-khong-can-nuoc-tu-ho-tay.gif" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc">Hơn 1 triệu m3 nước đổ vào làm ảnh hưởng đến quá trình làm sạch bằng công nghệ Nano Bioreactor</td> </tr> </tbody> </table> <p><span>Cuốn trôi vi sinh vật có lợi </span></p> <p>Ông Tadashi Yamamura cho rằng với lượng nước xả là 1,5 triệu m3 xả vào khu thí điểm của công nghệ Nhật Bản gấp 10 lần lượng nước thải/ngày đêm từ 280 cống chảy vào sông Tô Lịch nhưng lại chỉ chảy cuồn cuộn vào khu xử lý từ 1 cửa xả đầu nguồn duy nhất.</p> <p>Hệ thống máy nano được gia cố và các bọt khí nano được tạo ra liên tục nên không bị ảnh hưởng bởi việc xả nước. Tuy nhiên, sau khi chuyên gia Nhật Bản kiểm tra hệ vi sinh vật của tấm Bioreactor thì thấy toàn bộ hệ vi sinh vật có lợi do các tấm Bioreactor kích hoạt trong gần 2 tháng qua đã trong chốc lát bị cuốn trôi và không còn ở khu 300m để đánh giá nữa.</p> <table> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image "><img alt="Triệu khối nước cuốn trôi, chuyên gia Nhật chờ sông Tô Lịch đen trở lại" src="https://khds.1cdn.vn/2019/07/17/trieu-khoi-nuoc-cuon-troi-chuyen-gia-nhat-xin-thi-diem-them-2-thang.gif" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc">Đến ngày hôm nay dòng nước xanh của sông dần biến mất</td> </tr> </tbody> </table> <p>Nếu làm trên cả dòng sông, thì dù hệ vi sinh vật có lợi có trôi khuếch tán đi, và cả dòng sông có bọt khí nano thì có thể lấy mẫu thêm ở các vị trí trên giữa nguồn và hạ nguồn dòng sông thì vẫn đánh giá được kết quả. Do vậy, gần như đơn vị phải làm lại từ đầu và cần thời gian tối thiểu trên 1 tháng để kích hoạt trở lại hệ vi sinh vật có lợi thì lấy mẫu đánh giá ở khu vực thí điểm mới chính xác, khách quan.</p> <table> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image "><img alt="Triệu khối nước cuốn trôi, chuyên gia Nhật chờ sông Tô Lịch đen trở lại" src="https://khds.1cdn.vn/2019/07/17/trieu-khoi-nuoc-cuon-troi-chuyen-gia-nhat-xin-thi-diem-them-2-thang-3(1).jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc">Chuyên gia Nhật đề nghị thí điểm thêm 2 tháng</td> </tr> </tbody> </table> <p>Đơn vị xin lùi thời gian thí điểm thêm 2 tháng, tới ngày 17/9 mới lấy mẫu nước kết quả, cũng đề nghị TP Hà Nội điều chỉnh việc xả nước từ Hồ Tây sau khi thí điểm hoàn thành, trừ trường hợp bất khả kháng bão lũ tràn về gây mất an toàn cho Hồ Tây thì bắt buộc phải xả nước.</p> <table> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image"><img alt="Triệu khối nước cuốn trôi, chuyên gia Nhật chờ sông Tô Lịch đen trở lại" src="https://khds.1cdn.vn/2019/07/17/trieu-khoi-nuoc-cuon-troi-chuyen-gia-nhat-cho-song-to-lich-den-tro-lai.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc"> </td> </tr> </tbody> </table> <table> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image"><img alt="Triệu khối nước cuốn trôi, chuyên gia Nhật chờ sông Tô Lịch đen trở lại" src="https://khds.1cdn.vn/2019/07/17/trieu-khoi-nuoc-cuon-troi-chuyen-gia-nhat-xin-thi-diem-them-2-thang-1.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc"> </td> </tr> </tbody> </table> <table width="100%"> <tbody> <tr> <td class="item-text"> <p>Dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản theo chỉ đạo của Thủ tướng và UBND TP Hà Nội vừa được khởi động ngày 16/5. Sau 2 tháng, đơn vị thí điểm sẽ lấy kết quả báo cáo Thủ tướng và UBND TP Hà Nội, tuy nhiên việc xả hơn 1 triệu m3 nước từ hồ Tây ra sông Tô Lịch đã khiến kết quả bị ảnh hưởng.</p> <p>Là dòng thoát nước chính, sông Tô Lịch tiếp nhận hầu hết nước thải trong khu vực nội thành, quá trình đô thị hóa nhanh chóng, sự thiếu ý thức của một bộ phận người dân cùng với việc quy hoạch xây dựng chưa đồng bộ đã vô hình trung khiến con sông đẹp trở thành dòng sông chết suốt những thập kỷ qua.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p><span>Thành Nam</span></p> </div> <p> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Triệu khối nước cuốn trôi, chuyên gia Nhật chờ sông Tô Lịch đen trở lại
Đơn vị thí điểm công nghệ Nhật Bản cho rằng 1,5 triệu m3 nước hồ Tây đổ vào sông Tô Lịch đã cuốn trôi vi sinh vật có lợi nên xin thêm 2 tháng thí điểm.
Theo vietnamnet.vn
Nước sông Tô Lịch đen trở lại, xuất hiện cá chết trắng nổi lềnh bềnh
Thau rửa sông Tô Lịch: Chỉ hiệu quả khi sông đã được xử lý ô nhiễm triệt để
Hà Nội muốn tận dụng sông Tô Lịch cho giao thông đường thủy, du lịch
Triệu khối nước cuồn cuộn đổ vào, sông Tô Lịch biến sắc
Có nên cống hóa sông Tô Lịch, Kim Ngưu?
Hải Dương: Cụm Công nghiệp Phú Thứ xả thải… ô nhiễm bủa vây khu dân cư
Hơn 2.600 học sinh phải nghỉ học vì lũ ngập trường tại Đồng Nai
Diện tích đề xuất thăm dò vàng gốc của Cty Vàng Phước Sơn chồng lấn 7.89ha
Cần nhân rộng mô hình bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật
Chất lượng không khí ở mức rất có hại tại Hà Nội
Ngày 7/10, Hà Nội ô nhiễm không khí nặng, cần lưu ý 4 địa điểm này
Sáng nay 7/10, Hà Nội, TP HCM nằm trong top những thành phố lớn ô nhiễm nhất thế giới, xếp hạng theo dữ liệu của trang IQAir.
Dây rốn quấn cổ 3 vòng, xử trí thế nào để an toàn thai nhi?
37% thai đủ tháng bị dây rốn quấn cổ. Dây rốn quấn cổ làm cản trở vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi, nguy cơ thai nhi sinh nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong trong bụng mẹ…Vậy xử trí thế nào để an toàn?
Cận cảnh nông trại bạt ngàn rau củ, cây ăn trái của Lý Hải - Minh Hà
Ngoài căn biệt thự ở TP HCM, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà còn sở hữu nông trại ở ngoại ô Đà Lạt. Trong nông trại rộng hàng nghìn m2, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà trồng nhiều loại rau củ, cây ăn trái và hoa.
Bão số 5 Krathon vào Biển Đông, giật trên cấp 17
Sáng sớm nay (1/10), bão Krathon đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.
Vì sao Công ty Emivest Feedmill Việt Nam bị xử phạt hơn 280 triệu đồng?
Do có hành vi xả thải vượt quy chuẩn ra môi trường, Công ty TNHH Emivest Feedmill Việt Nam - Chi nhánh chăn nuôi tại Đồng Nai - bị UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt hơn 280 triệu đồng.
"Mix" đồ xuống phố trẻ đẹp khi giao mùa
Trong cơn gió se lạnh của mùa thu, diện đồ thế nào để vừa mát mẻ, thoải mái mà vẫn đảm bảo phong cách và thời trang?
Trường hợp về hưu sớm năm 2024 được hưởng nguyên lương
Theo Điều 54 Luật BHXH 2014, hầu hết những trường hợp nghỉ trước tuổi sẽ bị trừ tỷ lệ hưởng với mức 2% cho mỗi năm nghỉ sớm, trừ một số trường hợp.
Đi làm đồng, người đàn ông phát hiện cá thể rùa răng quý hiếm nặng 15kg
Ngày 15/8, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận một cá thể rùa quý hiếm do người dân giao nộp.
Cá chết hàng loạt tại hồ thủy lợi lớn nhất tỉnh Quảng Bình
Những ngày đầu tháng 8/2024, tại hồ Rào Đá - hồ thủy lợi lớn nhất tỉnh Quảng Bình, xuất hiện cá chết bất thường trôi dạt vào bờ.
Hà Nội: San lấp đất nông nghiệp trái phép ở xã Thanh Liệt
Nhiều diện tích đất nông nghiệp dọc tuyến đường Phạm Tu (xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội) đã và đang bị san lấp, sử dụng không đúng mục đích đất, đứng trước nguy cơ xóa sổ.