Xã hội hóa văcxin, thuốc điều trị COVID-19 để ứng phó Omicron

Trước tình hình biến thể Omicron đã xâm nhập vào nước ta và có nguy cơ lây lan, Chính phủ đề ra các giải pháp về phòng, chống dịch hiệu quả hơn trong thời gian tới, trong đó có xã hội hóa văcxin, thuốc điều trị COVID-19.

Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về tình hình phòng, chống dịch COVID-19, nhất là việc ứng phó với biến thể mới Omicron, việc lãnh đạo, chỉ đạo, xử lý phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong công tác phòng, chống dịch.

Đánh giá dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát trên phạm vi cả nước, chuyển sang trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, song Chính phủ cho rằng dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, số ca nhiễm mới khoảng 15.000 ca/ngày, Việt Nam đã ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron, nguy cơ lây lan trên diện rộng là rất cao.

Trong bối cảnh đó, công tác phòng, chống dịch được triển khai kịp thời, hiệu quả, đặc biệt khi chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

tiem-vac-xin-5-1632807345554406624309-0-0-1250-2000-crop-16389461314252137594038-1-.jpeg
Xã hội hóa vắc xin, thuốc điều trị COVID-19 để ứng phó Omicron

Về việc tiêm văcxin, Chính phủ cho biết đến nay tỉ lệ dân số từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều văcxin là 99,6%, tiêm đủ liều cơ bản là 90,9% và một bộ phận người dân đã được tiêm liều thứ 3 (khoảng 4,8 triệu người từ 18 tuổi trở lên).

Với người từ 12 đến 17 tuổi đã tiêm được 12,8 triệu liều, Việt Nam cũng đang tích cực chuẩn bị và sẽ triển khai theo khuyến cáo về mặt khoa học bảo đảm an toàn, hiệu quả để tiêm cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi.

Đối với việc gia tăng ca tử vong, khó khăn về năng lực y tế cơ sở, y tế dự phòng, báo cáo Chính phủ cũng cho biết so với tháng 8, tháng 9/2021, số ca tử vong đã giảm song vẫn ở mức cao (trên 200 ca/ngày). Các trường hợp tử vong chủ yếu là người già, người có bệnh nền, phần lớn chưa được tiêm đủ văcxin (85% trường hợp tử vong là chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi văcxin).

Trong bối cảnh đó, năng lực thu dung, điều trị tại một số nơi còn bất cập, nhất là khi số ca bệnh nặng tăng cao. Một số địa phương chưa chủ động trong thực hiện phương châm "4 tại chỗ" còn hạn chế về nhân lực, trang thiết bị, vật tư, thuốc.

Theo Chính phủ, Tổ chức Y tế thế giới và các nhà khoa học, các quốc gia nhận định dịch COVID-19 chưa thể kiểm soát hoàn toàn được trong năm 2022, có thể xuất hiện các biến thể mới nguy hiểm hơn làm cho dịch diễn biến phức tạp khó lường, số ca nhiễm vẫn có thể tăng nhanh ngay cả khi đã tiêm văcxin nếu không tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Trong đó, các giải pháp được Chính phủ đưa ra trong công tác phòng chống dịch gồm: Xã hội hóa nguồn lực phòng chống dịch, văcxin, thuốc điều trị COVID-19, tập trung bao phủ văcxin từ nay đến hết quý 1-2022 phải tiêm đủ 3 mũi cho người thuộc diện tiêm chủng; chủ động sản xuất, nhập khẩu thuốc đặc hiệu và đề cao ý thức nhân dân.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân tham gia chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19 được thu phí trong trường hợp người bệnh tự nguyện; trường hợp các cơ sở y tế tư nhân được cấp có thẩm quyền huy động tham gia chăm sóc và điều trị người nhiễm COVID-19 thì chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức bảo hiểm y tế trên địa bàn.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top