<div> <p><strong>1. An toàn không khi nhận thư từ hay hàng hóa từ Trung Quốc?</strong></p> <p>WHO khẳng định an toàn. Mọi người nhận kiện hàng từ Trung Quốc không có nguy cơ nhiễm virus Corona. WHO dựa vào những phân tích trước đó, virus Corona không thể tồn lại lâu trên các vật dụng như thư từ hay hàng hóa.</p> <p><strong>2. Vật nuôi có truyền virus Corona?</strong></p> <p>WHO cho biết hiện tại, không có bằng chứng cho thấy vật nuôi trong nhà như chó, mèo hay các thú cưng khác có thể nhiễm virus Corona. Tuy nhiên, WHO khuyến cáo luôn luôn rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với vật nuôi. Điều này còn bảo vệ bạn khỏi các vi khuẩn phổ biến và nguy hiểm khác có thể lây cho người như E.coli hay Salmonella.</p> <p align="center"><img alt="WHO trả lời 10 câu hỏi không thể bỏ qua về dịch Corona - ảnh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2020/01/25/vat-nuoi-corona-ap_klwj.jpg" /><br /> <em class="image_caption">WHO khuyến cáo nên rửa tay bằng xà phòng và nước trước và sau khi tiếp xúc với vật nuôi. Ảnh: AP</em></p> <p><strong>3. Có vaccine phòng bệnh chưa?</strong></p> <p>Câu trả lời là chưa. Các vaccine chống viêm phổi khác như vaccine phế cầu và Hib không bảo vệ bạn trước chủng mới virus Corona. Virus này rất mới và khác biệt, cần có vaccine riêng. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng phát triển vaccine 2019-nCoV và WHO đang ủng hộ những nỗ lực của họ.</p> <p>Mặc dù những vaccine trên không có hiệu quả đối với 2019-nCoV nhưng những loại vaccine chống lại các bệnh về đường hô hấp rất được khuyến khích để bảo vệ sức khỏe bạn.</p> <p><strong>4. Rửa mũi bằng nước muối có thể giúp ngăn ngừa virus Corona?</strong></p> <p>Câu trả lời là không. Không có bằng chứng nào cho thấy thường xuyên rửa mũi bằng nước muối có thể bảo vệ mọi người không bị nhiễm chủng mới virus Corona.</p> <p>Có một số bằng chứng rất hạn chế cho thấy thường xuyên rửa mũi bằng nước muối có thể giúp bạn phục hồi nhanh hơn khi bị cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, thường xuyên rửa mũi bằng nước muối không được chứng minh giúp ngăn ngừa nhiễm trùng hô hấp.</p> <p><strong>5. Nước súc miệng có thể giúp ngăn ngừa virus Corona?</strong></p> <p>Câu trả lời là không. Không có bằng chứng cho thấy sử dụng nước súc miệng sẽ bảo vệ bạn không bị nhiễm chủng mới virus Corona. Nước súc miệng có thể loại bỏ một số vi khuẩn nhất định trong khoang miệng và nước bọt của bạn trong một vài phút. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng giúp bạn không bị nhiễm 2019-nCoV.</p> <p><strong>6. Ăn tỏi giúp ngăn ngừa virus Corona?</strong></p> <p>Tỏi là thực phẩm lành mạnh, có đặc tính kháng khuẩn, song không có bằng chứng cho thấy ăn tỏi giúp “né” được virus Corona.</p> <p align="center"><img alt="WHO trả lời 10 câu hỏi không thể bỏ qua về dịch Corona - ảnh 2" src="https://khds.1cdn.vn/2020/01/18/an-toi-tri-corona_nimz.jpg" /><br /> <em class="image_caption">WHO nói ăn tỏi không giúp ngăn ngừa virus Corona. Ảnh: Business Insider</em></p> <p><strong>7. Bôi dầu mè giúp ngăn chặn virus Corona?</strong></p> <p>Câu trả lời là không. Dầu mè không giết chết chủng mới virus Corona. Có một số chất khử trùng hóa học có thể giết chết 2019-nCoV, có thể kể đến thuốc tẩy và chất khử trùng dựa trên Clo khác, dung dịch chứa 75% ethanol, acid peracetic, chloroform. </p> <p>Tuy nhiên, nếu bạn bôi chúng lên da hoặc đặt dưới mũi, mức tác động lên virus là ít hoặc không có tác dụng. Hơn nữa bạn có thể gặp nguy hiểm vì nhiều hóa chất có hại cho con người khi tiếp xúc trực tiếp.</p> <p><strong>8. Người trẻ thoát được virus Corona?</strong></p> <p>Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm 2019-nCoV. Những người già và người có bệnh nội khoa (tim, tiểu đường, hen suyễn) dường như bệnh nặng hơn khi nhiễm virus Corona.</p> <p>WHO khuyến cáo mọi người cần tự bảo vệ mình như tuân thủ các biện pháp dự phòng.</p> <p><strong>9. Thuốc kháng sinh giúp chặn và điều trị virus Corona?</strong></p> <p>Câu trả lời là không. Thuốc kháng sinh không có tác dụng trong việc chống lại virus Corona vì nó là virus. Người nhiễm bệnh có thể được cho dùng kháng sinh nhưng là để trị các vi khuẩn đồng nhiễm.</p> <p><strong>10. 2019-nCoV có thuốc điều trị đặc hiệu chưa?</strong></p> <p>Cho đến nay chưa có loại thuốc cụ thể nào được khuyến nghị. Người nhiễm bệnh cần được chăm sóc thích hợp để điều trị triệu chứng và những người bệnh nặng nên được chăm sóc hỗ trợ tối ưu. Các phương pháp điều trị đặc hiệu đang được nghiên cứu và sẽ được thử nghiệm thông qua các thử nghiệm lâm sàng. WHO đang giúp thúc đẩy các nỗ lực nghiên cứu và phát triển với một loạt các đối tác.</p> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
WHO trả lời 10 câu hỏi không thể bỏ qua về dịch Corona
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lý giải một số thông tin bên lề liên quan tới dịch Corona lan tràn trên mạng xã hội gần đây.
Theo plo.vn
Hơn 10 năm thu thập phân dơi, tiến sĩ TQ góp phần giải mã virus corona
Nóng: 61 tỉnh/thành cho học sinh nghỉ tiếp đến 16/2 để phòng virus corona
CSGT tạm dừng đo nồng độ cồn bằng phễu để ngừa lây virus corona
Prudential Việt Nam tăng cường hỗ trợ khách hàng trước dịch virus Corona
Đã có 44 tỉnh/thành cho học sinh nghỉ tiếp đến 16/2 để phòng virus corona
Thói quen xấu gây đau lưng, cổ vai gáy nhiều người mắc phải
Ngày nay, nhiều người thường xem nhẹ các triệu chứng đau lưng hay cổ vai gáy. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không chỉ là cơn đau tạm thời mà có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng.
Đau đầu vận mạch tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ não
Đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch) là một trong những nguyên nhân gây đau đầu thường gặp nhất có nguồn gốc rối loạn nguyên phát ở não, có thể gây biến chứng thần kinh nguy hiểm tính mạng như liệt nửa người, nhồi máu não, co giật...
Day huyệt hạ huyết áp
Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
Địa chỉ vàng: Thực phẩm chức năng hỗ trợ đau đầu
Để xử trí cơn đau đầu có nhiều phương pháp. Trong trường hợp đặc biệt hoặc chế độ ăn không đủ để bổ sung vitamin và khoáng chất, có thể cân nhắc sử dụng chất bổ sung để giảm đau đầu.
Uống trà xanh thêm vài lát gừng có tác dụng gì?
Trà xanh cho thêm vài lát gừng có thể làm sạch phổi, giảm đau lưng, tốt cho thận được chuyên gia khuyên dùng mỗi ngày, bởi hàm lượng dưỡng chất và khả năng chống oxy hóa cao...
Giác hơi giảm căng thẳng, người phụ nữ bị bỏng nặng
Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm căng thẳng, người phụ nữ 54 tuổi (Long An), gặp phải sự cố cồn đổ vào người, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
Người đàn ông bị xương cá 5cm đâm thủng hành tá tràng
Mọi người nên cẩn thận trong quá trình ăn uống, đặc biệt là với thực phẩm động vật có xương như thịt, cá. Bất cứ trường hợp đau bụng bất thường nào, người bệnh nên đến bệnh viện cấp cứu.
Rối loạn tâm thần do... hút thuốc lá điện tử pha cần sa
Việc sử dụng thuốc lá điện tử có thể gây các hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tâm thần cho người sử dụng, có thể dẫn đến tử vong.
Tập thể thao cường độ cao, người đàn ông bị nhồi máu cơ tim
Vừa qua, các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
Cách dùng cây cúc dại chữa bệnh an toàn
Cây xuyến chi (Bidens pilosa), hay còn gọi là cúc dại, cây mọc hoang dại ở nhiều nơi và phát tán mạnh. Khi sử dụng cúc dại nấu ăn hoặc chữa bệnh cần chú ý để đảm bảo an toàn.
Nuốt nghẹn, người đàn ông phải tái tạo hầu–thực quản bằng vạt hỗng tràng cuống đôi
Ung thư hạ hầu chiếm khoảng 3 - 4% ung thư vùng đầu và cổ. Có đến khoảng 77% các trường hợp nhập viện ở giai đoạn IV, bệnh có tiên lượng xấu nhất trong các loại ung thư ở phân vùng này, với tỉ lệ sống 5 năm khoảng 35%.