Vướng mắc trong đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế đã được gỡ khó

Việc đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế đã được Chính phủ ban hành nhiều nghị định, quy định để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Từ đó giúp các địa phương bảo đảm nguồn thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh.

Ngày 24/10/2023, Quốc hội tiến hành thảo luận ở Tổ về kế hoạch phát triển KT-XH 2023, dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024, đánh giá giữa nhiệm kỳ các kế hoạch phát triển KT-XH 2021-2025…

Phát biểu thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk cho biết, qua 9 tháng năm 2023 chúng ta đã đạt được 10/15 chỉ tiêu về KT-XH. Đại biểu cho rằng, trong số này có những chỉ tiêu rất quan trọng liên quan đến an sinh xã hội đã đạt và vượt, nhận được sự đồng tình của cử tri, nhân dân.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã tháo gỡ được nhiều chính sách nhằm tháo gỡ được những bất cập, khó khăn đối với người dân. Nữ đại biểu Đoàn Đắk Lắk lấy ví dụ việc đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế đã được Chính phủ ban hành nhiều nghị định, quy định để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Từ đó giúp các địa phương bảo đảm nguồn thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người dân.

"Điều này phần nào phản ánh việc Chính phủ đã kịp thời nắm tình hình cử tri phản ánh", ĐBQH Nguyễn Thị Thu Nguyệt nhấn mạnh.

ĐBQH Nguyễn Thị Thu Nguyệt

ĐBQH Nguyễn Thị Thu Nguyệt

Đại biểu phân tích thêm, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách khác như việc giảm thuế VAT cho người dân, góp phần giúp doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy việc làm cho người lao động.

Từ những phân tích trên, Đại biểu Thu Nguyệt mong những tháng còn lại của năm 2023 Chính phủ có nghiên cứu, xem xét, dự báo, đánh giá tình hình phải sát hơn, cụ thể hơn để quyết tâm thực hiện.

Cũng thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa, Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn đánh giá cao sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ ngành và địa phương về việc thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023.

Ông Nghĩa cho rằng, tình hình thế giới còn rất khó khăn, tác động kéo dài của đại dịch COVID-19, chiến tranh Nga – Ukraine… làm đứt gãy chuỗi cung ứng, tổng cầu giảm nhưng nước ta vẫn giữ vững ổn định, KT-XH từng bước phục hồi, phát triển.

ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa

ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cho biết, trong giai đoạn 2021-2025, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 16/2021 đề ra 20 chỉ tiêu để phát triển, các chỉ tiêu xã hội cơ bản đạt được trong giai đoạn này. Trong đó, đối với chỉ tiêu về thất nghiệp, giảm nghèo, về số bác sĩ/10.000 dân, chỉ tiêu về giường bệnh/10.000 dân… đã vượt.

Đối với chỉ tiêu tỷ lệ tham gia BHYT đến 2025 là 95% dân số, ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa cho biết, hiện nay đã đạt 93,2%, tỷ lệ người dân tham gia BHYT liên tục tăng lên.

Nếu năm 2020, tỷ lệ người tham gia BHYT đạt 90,7%, năm 2023 đạt 93,2%, khả năm 2025 đạt 95% là có khả thi. Tuy nhiên, đại biểu cũng cho rằng, để đạt chỉ tiêu này cũng cần hết sức nỗ lực.

Theo VietnamDaily
Tăng mức phạt vi phạm giao thông là cần thiết

Tăng mức phạt vi phạm giao thông là cần thiết

Trong ngày đầu tiên áp dụng Nghị định 168, cơ quan chức năng đã xử phạt với số tiền 28.000.000.000 đồng, đây là số tiền rất lớn. Số tiền phạt cho thấy số người vi phạm về giao thông đường bộ là rất lớn.
back to top