<div> <p>Sau vụ tự tử bất thành, em N.T.N.Y., học sinh lớp 10A4, trường THPT Vĩnh Xương (An Giang), chia sẻ em bị bạo lực tinh thần, tâm lý đè nén vì bế tắc, không tìm được cách chứng minh mình đúng nên em tìm đến cái chết.</p> <p>Vụ việc đang trong quá trình xác minh. Tuy nhiên, những thông tin về cách giáo viên chủ nhiệm, nhà trường phê bình kỷ luật em khiến không ít nhà giáo, chuyên gia tâm lý lên tiếng.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="Vu nu sinh tu tu o An Giang anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2020/12/08/znews-photo-zadn-vn_nu_sinhedited_2.jpg" title="Vụ nữ sinh tự tử ở An Giang ảnh 1" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Em N.T.N.Y đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM). Ảnh: <em>Anh Minh.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <h3>Giáo viên làm đúng, không sợ học trò ghi âm</h3> <p>Theo lời kể của Y., cô chủ nhiệm hay nạt nộ, đập bàn, gắt gỏng mỗi khi nói chuyện với em, khác hẳn với thái độ khi nói chuyện với phụ huynh. Vì vậy, em đã dùng điện thoại ghi âm để cho gia đình nghe. Cô giáo phát hiện, cho rằng đây là lỗi vi phạm vì dùng điện thoại trong giờ học.</p> <p>Bà Tô Thụy Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục của Microsoft, cho rằng giáo viên không việc gì phải cấm học sinh quay phim, chụp ảnh, ghi âm thầy cô, vì nếu không làm sai, họ không phải sợ.</p> <p>“Cấm đoán không phải giải pháp. Giáo viên phải biết cách tương tác để học sinh cảm thấy được yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ, hỗ trợ phát triển”, bà Diễm Quyên nói.</p> <p>Cùng quan điểm, thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du (TP.HCM), cho rằng em N.T.N.Y. có lý do để ghi âm lời quát mắng, đập bàn của giáo viên chủ nhiệm. Em chưa phát tán nội dung ghi âm ra ngoài. Trong khi đó, những nội dung đó đúng thực tế - cô giáo đã có hành động đập bàn, quát tháo em.</p> <p>Thạc sĩ Lê Minh Huân, giảng viên khoa Tâm lý học, ĐH Sư phạm TP.HCM, bày tỏ giáo viên làm đúng, giao tiếp sư phạm thì không phải lo lắng về việc học sinh ghi âm, ghi hình.</p> <p>Nếu vì không quản lý cảm xúc tốt mà có lời lẽ không hay, bị học sinh ghi lại, giáo viên nên thẳng thắn nhận lỗi, giải thích lý do và đề nghị học sinh xóa đoạn ghi âm đó, viết biên bản, cam kết nếu cần.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="Vu nu sinh tu tu o An Giang anh 2" src="https://khds.1cdn.vn/2020/12/08/znews-photo-zadn-vn_nu_sinh_tu_tu_1.jpg" title="Vụ nữ sinh tự tử ở An Giang ảnh 2" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Em Y. để lại thư tuyệt mệnh trước khi uống thuốc tự tử. Ảnh: <em>GĐCC</em>.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <h3>Hình phạt phản giáo dục</h3> <p>Việc dùng điện thoại để ghi âm giáo viên trong giờ học lại là một trong hai nguyên nhân khiến em N.T.N.Y. bị nêu tên dưới cờ. Nữ sinh cũng phải viết kiểm điểm và thực hiện cấm túc hàng ngày trong 2 tuần.</p> <p>Trong khi đó, hình thức phê bình trước lớp, trường đã bị Bộ GD&ĐT cấm áp dụng với học sinh. Sở GD&ĐT An Giang cũng đánh giá hiệu trưởng trường THPT Vĩnh Xương “nóng vội trong xử lý vấn đề, đề ra phương án xử lý học sinh chưa phù hợp quy định hiện hành”.</p> <p>Bà Tô Thụy Diễm Quyên khẳng định quy định không được phép phê bình học sinh trước trường, lớp là rất đúng đắn, nhân văn, đúng hiệu ứng tâm lý con người. Theo bà, không ai muốn bị người khác nói xấu, sỉ nhục mình trước mặt đông người. Vì thế, bà phản đối cách làm của trường THPT Vĩnh Xương, cho rằng biện pháp trường áp dụng hoàn toàn phản giáo dục.</p> <p>Thạc sĩ Lê Minh Huân lại cho rằng dù hình phạt đó đủ sức răn đe học sinh đi nữa, nó cũng không được khuyến khích sử dụng, chưa kể đến những trường hợp tạo ra tác dụng ngược, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý học sinh.</p> <p>Ông phân tích cảm giác xấu hổ, tự ti hay mặc cảm tội lỗi dễ xảy ra với học sinh bị nêu tên, trách phạt công khai trước tập thể, đặc biệt là ánh nhìn thất vọng, chỉ trích và trở thành tâm điểm chú ý, bàn luận của nhiều người, trong đó có cả bạn bè, thầy cô thân thuộc có thể ám ảnh trẻ trong một thời gian dài.</p> <blockquote class="quote qright"> <p>Cấm đoán không phải giải pháp. Giáo viên phải biết cách tương tác để học sinh cảm thấy được yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ, hỗ trợ phát triển.</p> <p><strong>Chuyên gia giáo dục Tô Thụy Diễm Quyên</strong></p> </blockquote> <p>“Ngay trong môi trường sư phạm, giáo dục chỉn chu, em ấy bị nhìn nhận như những thành phần đi ngược xu hướng chung, lại không có nhiều người biết 'đặt vào vị trí người khác' để hiểu, càng không có cơ hội thanh minh thì không thể không cô đơn, buồn bã hay bất lực”, ông Huấn nói.</p> <p>Theo ông, những dấu vết này sẽ khó xóa nhòa trong tâm trí học sinh, thậm chí trở thành "bóng ma" đeo bám trẻ khi nghĩ về thời cắp sách đến trường, đôi khi xen vào đời sống sinh hoạt hàng ngày.</p> <p>Đây cũng là cái nhìn của ông Huỳnh Thanh Phú. Ông Phú nhấn mạnh bêu tên học sinh dưới cờ là hình thức nhục mạ học sinh, vi phạm quyền trẻ em, chà đạp nhân phẩm người khác.</p> <p>Điều khiến ông bức xúc hơn, trong khi học trò điều trị tại bệnh viện, thay vì hàn gắn vết thương tinh thần cho em, giáo viên chủ nhiệm lại có những lời lẽ ẩn ý, bình luận vô cảm trên mạng xã hội.</p> <p>“Cô giáo vi phạm đạo đức rất nặng, không xứng đáng làm giáo viên. Người thầy như vậy ảnh hưởng rất lớn đến các thế hệ học trò trong ngôi trường đó”, ông Phú nêu quan điểm.</p> <h3>Đề xuất xem xét kỷ luật giáo viên liên quan</h3> <p>Ông Phú nói thêm giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa gia đình và nhà trường, người cha, người mẹ thứ hai của học sinh, đặc biệt ở vùng sâu, nghèo khó. Trong vụ việc tại trường Vĩnh Xương, ông không hiểu tại sao thấy học trò ốm đau, gãy tay, cô giáo vẫn có thể trách mắng em. Học trò mong muốn chỉ học một môn, sao cô lại bắt đóng tiền 5 môn?</p> <p>Nếu thực sự yêu cầu học sinh đi học vì muốn tốt cho các em, trường nên miễn giảm tiền học thêm cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn.</p> <p>Trong khi đó, việc trường THPT Vĩnh Xương tổ chức dạy phụ đạo toàn lớp và có thu tiền là dạy thêm - trái quy định của Bộ GD&ĐT. Giáo viên chủ nhiệm không phải người duy nhất sai ở đây. Trường chỉ đạo, tổ chức dạy, các giáo viên chỉ thực hiện theo.</p> <p>“Tôi đề xuất sa thải khỏi ngành những thầy cô liên quan vụ này. Họ gây tổn thương rất lớn, không phải với mỗi trường đó, mà còn cả ngành giáo dục”, ông Phú kiến nghị.</p> <p>Ông nói thêm Sở GD&ĐT An Giang đã xử lý kịp thời sự việc này. Nhưng về lâu dài, sở cần tăng cường kiểm tra giám sát việc dạy thêm học thêm trong nhà trường, đặc biệt quan tâm sâu sắc trường vùng sâu vùng xa, học sinh khó khăn, tránh thả nổi.</p> <div class="notebox ncenter"> <p>Khoản 2 Điều 38 Thông tư số 32 (có hiệu lực từ ngày 1/11/2020) quy định: Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:</p> <p>- Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.</p> <p>- Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.</p> <p>- Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ GD&ĐT.</p> <p>Theo thông tư này, nhà trường không được xử lý kỷ luật học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện bằng hình thức phê bình trước lớp, trước trường.</p> </div> <table class="article"> <tbody> <tr> <td> </td> </tr> </tbody> </table> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Vụ nữ sinh tự tử ở An Giang: Bêu tên dưới cờ là nhục mạ học sinh
Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du (TP.HCM) Huỳnh Thanh Phú cho rằng việc bêu tên học sinh dưới cờ hay ép các em học thêm là hành vi không thể chấp nhận.
Theo zingnews.vn
Vụ “Sở Khanh” lừa tình 7 người: Nạn nhân nợ nần, muốn tự tử vì mang bầu?
9X uống thuốc tự tử đã được đưa đi chấp hành án
Đại biểu QH tranh luận về vụ án Hồ Duy Hải, vụ nhảy lầu tự tử sau tuyên án ở Bình Phước
Bà chủ khách sạn ở Thái Bình treo cổ tự tử tại nhà riêng
Vụ nghi vấn khách hàng nhảy sông tự tử sau khi bị FE CREDIT đòi nợ: Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo nóng
Thấy gì từ chuyện lao động nhập cư…rời phố, về quê?
Chúng ta đã bao giờ tự hỏi: Tại sao dòng người lao động nhập cư đang dần rời xa các đô thị lớn? Điều này có ý nghĩa gì với tương lai của phát triển đô thị và chính sách quốc gia?
Nguy cơ mất rừng từ dự án du lịch vườn Quốc gia Tam Đảo
Công ty Cổ phần Nam Tam Đảo đang xin đánh giá tác động môi trường dự án Khu du lịch sinh thái số 2, tại Vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc với quy mô rộng 68ha.
Nguy cơ mất an toàn thực phẩm những tháng cuối năm
Thời điểm cuối năm, lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao, các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ dễ dàng xâm nhập và trà trộn vào thị trường, gây nguy cơ mất ATTP rất lớn.
ĐBQH: Cần chế tài mạnh hơn với hành vi lan truyền thông tin xấu độc
Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có chế tài mạnh hơn nữa mới đủ sức răn đe với hình thức lan truyền thông tin sai lệch trên mạng xã hội.
Sân bay Long Thành thêm đường cất hạ cánh số 3
Cơ quan thẩm tra nhất trí với các đề xuất của Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Báo chí cần quay về giá trị cốt lõi của mình, làm khác mạng xã hội
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, báo chí cần quay về giá trị cốt lõi của mình, làm khác mạng xã hội và cần đi bằng "hai chân" thì mới giữ được vị thế.
Cơ chế đã có mà vẫn thiếu thuốc, là do thiếu trách nhiệm?
Đại biểu đặt câu hỏi, điểm nghẽn về cơ chế đã tháo gỡ, nhưng vẫn còn tình trạng thiếu thuốc ở một số số cơ sở khám chữa bệnh có phải do thiếu tinh thần trách nhiệm trong đấu thầu?
Mong làm rõ trách nhiệm Bộ Y tế trong quản lý quảng cáo TPCN tràn lan
ĐBQH mong Bộ trưởng Đào Hồng Lan có câu trả lời rõ hơn về trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế trong việc để xảy ra tình trạng quảng cáo, kinh doanh thực phẩm chức năng tràn lan.
Chiến lược giúp Mỹ duy trì ảnh hưởng công nghệ toàn cầu
Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công vượt bậc của các công ty Mỹ trên thị trường toàn cầu.
Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn từ những nắp cống lồi, lõm trên đường
Trên địa bàn TP Hà Nội hiện vẫn tồn tại hàng chục nghìn nắp cống thoát nước, cáp viễn thông... được lắp đặt dưới lòng đường, trong đó nhiều cái qua thời gian cùng sự tác động của sức nặng phương tiện, đã bị hư hỏng, kênh vênh, lồi lõm.
Temu lần 2 bị cáo buộc lừa đảo
Ủy ban châu Âu, Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng quốc gia châu Âu phát hiện Temu có các hoạt động bất hợp pháp như thổi phồng giảm giá và đánh giá sản phẩm.