Vì sao trùm phát xít Hitler bị đẩy đến bờ vực đại bại?
Tâm Anh (theo History)
Sau khi tấn công xâm lược và chiếm đóng được một số nước ở châu Âu như Ba Lan, Pháp, Bỉ..., trùm phát xít Hitler tham vọng làm điều tương tự ở Liên Xô. Cuối cùng, Hitler đã phải trả giá đắt vì tham vọng quá lớn.
chia sẻ
Sau khi lên nắm quyền ở Đức năm 1933, trùm phát xít Hitler cùng các quan chức cấp cao trong chính quyền thực hiện những chính sách nhằm tăng cường sức mạnh quân sự. Với mục tiêu đưa nước Đức trở lại thời kỳ huy hoàng, Hitler đã phát động vẽ ra nhiều kế hoạch lớn, bao gồm bành trướng về phía Đông.
Theo đó, vào ngày 28/4/1939 khi Đức tuyên bố xóa bỏ Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau ký năm 1934. Đến ngày 1/9/1939, Hitler ngay lập tức lấy cớ nước Đức bị tấn công, đã ra lệnh tấn công Ba Lan. Sự kiện này mở đầu Chiến tranh thế giới 2 - một trong những cuộc chiến tranh đẫm máu nhất lịch sử nhân loại.
Với lực lượng hùng hậu, quân đội Đức quốc xã thực hiện chiến thuật “đánh nhanh, thắng nhanh” (Blitzkrieg) và nhanh chóng chiếm đóng Ba Lan chỉ sau vài tuần. Trên đà chiến thắng, đội quân của Hitler tấn công xâm lược một số quốc gia khác ở châu Âu như Pháp, Bỉ...
Khi liên tiếp giành được những thắng lợi, Hitler vạch ra đại kế hoạch là thôn tính Liên Xô để bành trướng ảnh hưởng và kiểm soát phần lớn thế giới.
Tuy nhiên, Hitler không thể ngờ rằng, tham vọng quá lớn này đã khiến y phải trả giá bằng tính mạng cũng như đẩy Đức quốc xã đến bờ vực đại bại.
Theo lệnh của Hitler, quân đội Đức quốc xã bất ngờ tấn công Liên Xô vào tháng 6/1941 sau nhiều tháng chuẩn bị. Kế hoạch xâm lược Liên Xô ban đầu được gọi là Kế hoạch Otto và về sau được đổi tên thành Kế hoạch Barbarossa.
Hitler tin rằng, kế hoạch tấn công và đánh chiếm Liên Xô sẽ hoàn thành trong thời gian ngắn trước khi kết thúc cuộc chiến tranh với Anh. Nhà độc tài Đức quốc xã đặt ra mục tiêu thôn tính Liên Xô trong vài tháng kể từ ngày phát động cuộc chiến.
Tuy nhiên, mọi việc không diễn ra theo kế hoạch của Hitler. Ban đầu, quân đội Đức giành được nhiều thắng lợi nhờ yếu tố bất ngờ. Dù vậy, chiến thuật “đánh nhanh, thắng nhanh” của Đức không hiệu quả tại chiến trường Liên Xô.
Các cuộc tấn công của Đức quốc xã vấp phải sự chống trả quyết liệt của Hồng quân Liên Xô. Theo đó, quân Đức sa lầy trong cuộc chiến ở Liên Xô và tổn thất lớn về quân số do cuộc chiến kéo dài hơn dự kiến.
Hitler đã đánh giá thấp tiềm lực quân sự của Liên Xô cũng như tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường của người dân xứ sở bạch dương. Do đó, cuối cùng, Hitler và Đức quốc xã bị Liên Xô đánh bại và kế hoạch Barbarossa phá sản. Thất bại lớn tại Liên Xô đã góp phần quan trọng vào việc đẩy chính quyền Hitler đến bờ vực hủy diệt vào năm 1945.
Mời độc giả xem video: Nga duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít.
Việc Trung tướng Kirillov, Tư lệnh Binh chủng hóa học của quân đội Nga bị ám sát giữa thủ đô Moscow gây rúng động nước Nga; vậy hậu quả mà Ukraine phải gánh sau khi Tướng Kirillov bị ám sát sẽ là gì?
Vào mỗi tháng 9, Apple lại tạo đợi sóng trong làng công nghệ khi ra mắt thế hệ iPhone mới. Năm 2025, dòng iPhone 17 hứa hẹn mang đến những thay đổi đáng kể nhất kể từ iPhone X.
Na Dương là vùng lộ thiên trầm tích Đệ tam cách đây khoảng 33 triệu năm, chứa đựng di tích hóa thạch phong phú nhất ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung...
Nhóm nghiên cứu tạo máy phát điện từ lá sen ước tính, nếu triển khai công nghệ này trên quy mô lớn với nhiều loại thực vật khác nhau, sản lượng điện hàng năm có thể cung cấp điện cho hàng triệu hộ gia đình.
Triết gia Hy Lạp Plato từng viết, Orichalcum được dùng để trang trí một ngôi đền ở Atlantis. Orichalcum được mô tả là kim loại quý chỉ đứng sau vàng ròng nhưng đã biến mất khỏi Trái đất vào hơn 1.000 năm trước.
Geoffrey Hinton - người đàn ông nổi tiếng với biệt danh “cha đỡ đầu” của trí tuệ nhân tạo mới đây gây sốc dư luận toàn cầu với dự đoán về điều khủng khiếp AI có thể làm với loài ngoài.