<div> <p style="text-align: justify;">Có con năm nay thi vào lớp 10, chị Nguyễn Thị Lan (47 tuổi, Bắc Từ Liêm), lo lắng vì chưa biết bao giờ con đến trường trở lại, khi nào kỳ thi diễn ra và liệu con có ôn tập kịp hay không? Hôm 16/3, đọc được <span>kiến nghị</span> của thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie, về việc bỏ môn thi thứ tư ở kỳ tuyển sinh vào lớp 10 công lập, chị Lan rất ủng hộ.</p> <p style="text-align: justify;">Từ năm học 2005 đến 2018, học sinh thi vào lớp 10 các trường công lập ở Hà Nội chỉ phải thi hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn. Các em muốn vào trường chuyên phải thi thêm hai môn là Ngoại ngữ và môn chuyên. Từ năm 2019, thành phố lần đầu tiên áp dụng phương thức thi bốn môn để tuyển sinh vào lớp 10 gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và môn thi thứ tư được chọn ngẫu nhiên từ các môn Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục công dân.</p> <p style="text-align: justify;">"Ngày 11/3 năm ngoái, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố môn thi thứ tư là Lịch sử, học sinh có thời gian ôn luyện. Nhưng năm nay, do Covid-19, các con chưa quay trở lại trường, môn thi cũng chưa được công bố nên tôi nghĩ Sở có thể xem xét bỏ đi", chị Lan nói.</p> <p style="text-align: justify;">Phụ huynh này cho biết từ ngày nghỉ học tránh dịch, giáo viên của con thường giao 4-5 phiếu bài tập mỗi tuần ở mỗi môn nhưng chỉ là để ôn lại kiến thức cũ. Không đi học thêm cũng không đến trường, con chị chán nản, lười học.</p> <p style="text-align: justify;">Sau khi quay lại trường, học sinh và giáo viên sẽ phải gấp rút dạy và ôn luyện kiến thức ba môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh. Việc chuẩn bị môn thi thứ tư, bất kể là môn gì, cũng sẽ tạo ra gánh nặng dạy và học cho cả giáo viên, học sinh. Chưa kể, đến nay môn thi thứ tư và cả lịch thi vào lớp 10 chưa được công bố, gây tâm lý lo lắng cho học sinh.</p> <p style="text-align: justify;">"TP HCM nhiều năm chỉ tổ chức thi ba môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh, nhưng vẫn đánh giá được chất lượng học sinh. Tại sao trong bối cảnh học sinh phải nghỉ dài ngày, Hà Nội không thể bỏ bớt một môn thi", chị Lan đặt câu hỏi.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="Thí sinh thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2019. Ảnh: Giang Huy." src="https://khds.1cdn.vn/2020/02/28/thi-sinh-2365-1584772988.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;">Thí sinh thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2019. Ảnh: <em>Giang Huy.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Phạm Hồng Anh, học sinh lớp 9 trường THCS Nam Từ Liêm, mong đề xuất bỏ môn thi thứ tư được chấp thuận. Trước khi Covid-19 bùng phát, Hồng Anh và các bạn trong lớp đều nghiêm túc học các môn Lý, Sinh, Hóa, Sử, Địa, Giáo dục công dân, không có chuyện học tủ.</p> <p style="text-align: justify;">Trong thời gian nghỉ, em cũng chia các ngày thứ hai, tư, sáu để học thuộc Địa, Sử, Giáo dục công dân còn ngày ba, năm, bảy làm bài tập và học lý thuyết Sinh, Lý, Hóa. Tuy nhiên, vì thời gian nghỉ dài, môn thứ tư chưa được công bố, Hồng Anh có phần lơ là so với kế hoạch dự kiến.</p> <p style="text-align: justify;">Trường Hồng Anh tổ chức dạy trực tuyến cho học sinh từ 8h đến 11h hàng ngày, chia thành hai ca. Giáo viên chủ nhiệm lớp cũng dạy tăng cường môn Toán 1-2 buổi tối trong tuần, kéo dài 1,5 tiếng. Tuy nhiên, với kiến thức mới hoặc khó, do không quen học qua Internet và Powerpoint, nữ sinh không hiểu hết. </p> <p style="text-align: justify;">Thầy Nguyễn Khánh Chung, Hiệu trưởng trường THCS - THPT Ban Mai (Hà Đông) khẳng định phương thức tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội với bốn môn thi trong điều kiện bình thường là phù hợp, khắc phục những hạn chế của phương thức thi hai môn áp dụng thời gian dài trước đây, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới công tác dạy và học tại các trường THCS.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 ở Hà Nội gia tăng, học sinh đã nghỉ học gần hai tháng và chắc chắn sẽ còn nghỉ dài nữa, thầy Chung cho rằng phương thức thi với bốn môn, môn thứ tư chưa được công bố, là một áp lực và khó khăn lớn đối với học sinh.</p> <p style="text-align: justify;">Theo thầy Chung, đề xuất thi ba môn trong hoàn cảnh đặc biệt này là giải pháp phù hợp. Nếu thực hiện, học sinh và phụ huynh sẽ yên tâm hơn. Các nhà trường cũng có thể dành thời gian dạy online cho các môn học cốt lõi, đổi mới dạy học bằng các dự án học tập đối với các môn còn lại.</p> <p style="text-align: justify;">"Dù phương thức thi có thay đổi hay giữ nguyên, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng cần giữ nguyên cấu trúc đề thi như năm học trước, nhưng tinh giản nội dung kiến thức và công bố đề minh họa để giáo viên, học sinh tham khảo, tạo thuận lợi trong việc hướng dẫn ôn tập", thầy Chung nói.</p> <p style="text-align: justify;">Thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THCS & THPT Lê Quý Đôn (Nam Từ Liêm), cho rằng nếu thời gian nghỉ chống dịch hết tháng 3, Hà Nội vẫn có thể cho thi bốn môn vào lớp 10, nhưng cần thông báo sớm, đồng thời giảm tải nội dung, kiến thức để học sinh chuẩn bị.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu dịch kéo dài đến giữa hay cuối tháng 4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nên tạm dừng phương án thi môn thứ tư trong năm nay để học sinh tập trung cho ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, đảm bảo thời lượng học từ giờ đến lúc thi.</p> <p style="text-align: justify;">"Sở và các trường tổ chức dạy online và dạy qua truyền hình, tuy nhiên chất lượng chỉ đạt mức độ nhất định, khó có thể đáp ứng yêu cầu thi cử và cũng không tạo nên sự đồng đều giữa học sinh các quận, huyện. Điều này khiến phụ huynh và học sinh rất lo lắng", thầy Bình nói.</p> <p style="text-align: justify;">Hiệu trưởng này nhấn mạnh bốn điều Hà Nội nên làm ngay đối với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, gồm: giảm tải chương trình thi; công bố đề minh họa; xem xét việc tạm dừng môn thi thứ tư; sớm công bố nội dung sẽ giảm tải để giáo viên, học sinh có thể áp dụng trong dạy và học.</p> <p style="text-align: justify;">"Phụ huynh, học sinh đang lo lắng về dịch bệnh. Chúng ta không nên tạo thêm lo lắng nữa về thi cử. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố cần quyết định sớm để ổn định tâm lý chung, giảm bớt được những luồng thông tin ngoài lề không cần thiết", thầy Bình kiến nghị.</p> <p style="text-align: justify;">Ông Lê Ngọc Quang, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, cho biết đến nay Sở chưa có quyết định nào về việc bỏ môn thi thứ tư. Theo kế hoạch, môn thi này được công bố trong tháng 3, kỳ thi diễn ra vào ngày 1-2/6. Tuy nhiên, do Bộ Giáo dục và Đào tạo lùi thời điểm kết thúc năm học trước ngày 15/7, Sở đang xây dựng kế hoạch tổ chức kỳ thi vào lớp 10 theo nguyên tắc tịnh tiến, đảm bảo học sinh có thời gian học tập, ôn luyện, nghỉ ngơi hợp lý. Vì vậy, việc công bố môn thi thứ tư cũng sẽ lùi lại, có thể là trong tháng 4.</p> <p style="text-align: justify;">"Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã chỉ đạo các trường vận dụng nhiều hình thức hỗ trợ học sinh, nhất là các em cuối cấp để ôn tập, củng cố kiến thức tại nhà. Các em cần tranh thủ thời gian đang nghỉ học để ôn tập, đồng thời thực hiện việc học tập theo hướng dẫn của thầy cô", ông Quang nói.</p> <p style="text-align: justify;">Năm học 2019-2020, hơn 22 triệu học sinh, trong đó có khoảng 2 triệu học sinh Hà Nội, mới học hết tuần 20 thì nghỉ Tết, sau đó nghỉ phòng Covid-19. Hà Nội cho toàn bộ học sinh nghỉ hết ngày 5/4, tổ chức cho học sinh cuối cấp học qua truyền hình và hệ thống học tập trực tuyến Hanoi Study.</p> <p style="text-align: justify;">Đến tối 21/3, Covid-19 xuất hiện ở 185 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 276.000 người nhiễm bệnh, hơn 11.400 người chết. Việt Nam ghi nhận 94 người nhiễm dịch, trong đó 17 người đã khỏi.</p> </div> <p style="text-align: justify;"> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Ủng hộ bỏ môn thi thứ tư vào lớp 10
Phụ huynh, học sinh và lãnh đạo nhiều trường THCS ủng hộ đề xuất bỏ môn thứ tư ở kỳ tuyển sinh vào lớp 10 công lập, do tác động của Covid-19.
Theo vnexpress.net
Học sinh Việt Nam vô địch môn thi Khoa học kỳ thi IMSO 2019
Môn Lịch sử là môn thi thứ 3 vào lớp 10 ở Quảng Bình
Công bố đáp án các môn thi trắc nghiệm kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019
Gian lận điểm thi Hà Giang: "Phải xem xét tất cả các môn thi cho con anh"
Phổ điểm thi các môn thi THPT Quốc gia năm 2019
Kỳ thi đánh giá tư duy năm 2022 của ĐH Bách khoa sẽ điều chỉnh để tránh "học tủ"
Học phí của Đại học KHXHNV TPHCM tăng mạnh, có thể tới 60 triệu đồng/năm
ĐH Sư phạm TPHCM dành 5% chỉ tiêu cho xét tuyển bổ sung
Bộ GD-ĐT tìm “phao” cứu thí sinh điểm cao trượt đại học
Vì sao ĐH Quốc gia TP.HCM không tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2?
"Choáng" ngành Hàn Quốc học, Ngữ văn điểm chuẩn lên tới 30 và 30,5
Ngành Hàn Quốc học của trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH QGHN) năm nay vẫn tiếp tục đạt kỷ lục 30 điểm, còn ngành Ngữ Văn chất lượng cao của trường ĐH Hồng Đức lên tới 30,5 điểm.
Điểm chuẩn đại học tăng: Có ngành 30/30 điểm
Điểm chuẩn năm nay của các trường đại học đều tăng do phổ điểm tăng;với một số ngành, điểm chuẩn xấp xỉ hoặc ở mức tuyệt đối.
Vingroup tài trợ 11 tỷ đồng học bổng cho Postdoc ngành Khoa học – Công nghệ
Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF) thuộc Tập đoàn Vingroup vừa trao 30 suất Học bổng nghiên cứu sau tiến sĩ (Postdoc) tổng giá trị 11 tỷ đồng cho các tiến sĩ trong lĩnh vực Khoa học Công nghệ. Đây là học bổng Postdoc Việt Nam đầu tiên do Quỹ tư nhân tài trợ nhằm góp phần khuyến khích các tài năng trẻ đóng góp và phát triển sự nghiệp tại quê hương.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội gia hạn thêm thời gian quy đổi chứng chỉ tiếng Anh cho thí sinh
Vẫn còn nhiều thí sinh có sử dụng chứng chỉ tiếng Anh miễn thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào trường chưa thực hiện quy đổi theo quy định, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã đưa ra giải pháp đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.
Cho phép thi tuyển trực tuyến thạc sĩ
Quy chế tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ cho phép thi tuyển theo hình thức trực tuyến khi đáp ứng điều kiện bảo đảm chất lượng như đối với tuyển sinh trực tiếp.
Đại học Huế công bố điểm sàn từ 14 - 18 điểm
Ngày 15/8, Đại học Huế công bố điểm sàn toàn bộ các trường, khoa trực thuộc đối với phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021.
Học sinh tựu trường sớm nhất vào ngày 1/9/2021
(khoahocdoisong.vn) - Theo khung thời gian năm học Bộ GD&ĐT vừa ban hành, thời gian tựu trường sớm nhất là ngày 1/9. Học sinh lớp 1 có thể tựu trường sớm hơn, từ ngày 23/8.
TP.HCM có hơn 2.000 thí sinh được xét đặc cách tốt nghiệp
Hơn 2.000 thí sinh ở TP.HCM được xét đặc cách tốt nghiệp THPT năm 2021. Đa số thí sinh thuộc diện F0,F1,F2 và trong các khu phong toả. Đây là thông tin ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đưa ra tại cuộc họp báo về tình hình dịch bệnh Covid-19.
ĐH Quốc gia Hà Nội công bố điểm sàn xét tuyển năm 2021 với mức từ 18 - 24
Ngày 3/8, Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo điểm ngưỡng nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đối với thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THTP năm 2021.
Thí sinh ở nơi giãn cách xã hội được xét đặc cách tốt nghiệp THPT đợt 2
Ngày 24/7, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ vừa ký công văn gửi Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chỉ đạo tổ chức đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.