Tuần 1-7/4, miền Bắc nắng nóng đỉnh điểm vào những ngày nào?

Đợt nắng nóng diện rộng ở miền Bắc cùng phần lớn miền Trung nước ta đã bắt đầu vào cuối tuần vừa rồi và vẫn tiếp diễn trong tuần này, có phần gay gắt hơn.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều ngày 1/4, nhiệt độ gần như toàn miền Bắc và miền Trung đều lên rất cao, trong đó nhiệt độ ở thủ đô Hà Nội là cao nhất, lên tới 45oC (nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời). Thời tiết ở các tỉnh thành lân cận cũng rất nóng: Thái Nguyên và Yên Bái 42oC, Việt Trì 44oC, Hòa Bình 41oC… Ở nhiều tỉnh thành miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Huế…, nhiệt độ đều lên mức 40 - 43oC.

Nắng nóng đỉnh điểm ở miền Bắc vào những ngày nào?. Ảnh minh họa

Nắng nóng đỉnh điểm ở miền Bắc vào những ngày nào?. Ảnh minh họa

Theo dự báo, đợt nắng nóng này duy trì trong vài ngày tới và ngày nóng đỉnh điểm là thứ Ba và thứ Tư (2/4 và 3/4). Chiều thứ Ba, nhiệt độ ở nhiều tỉnh thành miền Bắc như Hà Nội, Thái Nguyên, Việt Trì đồng loạt lên mức 44 - 45oC, một số tỉnh thành miền Trung như đề cập ở trên sẽ đạt mức 42 - 43oC. Nhiệt độ cao nhất trong ngày thứ Tư cũng sẽ tương tự. Sau đó, mức nhiệt độ cao nhất trong ngày ở các tỉnh thành miền Bắc sẽ giảm dần (giảm nhẹ), tuy nhiên vẫn rất nóng.

Thủ đô Hà Nội sẽ duy trì mức nhiệt độ buổi chiều cao trên 40oC đến hết thứ Năm (4/4), những ngày sau đó mới giảm dần xuống dưới ngưỡng 40oC.

Các chuyên gia cảnh báo, do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột qụy do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.

Bảo vệ sức khỏe khi nắng nóng

Trang phục khi ra ngoài

Cần đặc biệt lưu ý về trang phục khi ra khỏi nhà. Chọn loại quần áo làm từ chất liệu vải nhẹ, sáng màu và không bó sát. Nắng gay gắt sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng tự làm mát của cơ thể và gây mất nước. Nó cũng là “thủ phạm” gây ra các nguy hại cho làn da.

Nếu phải ra ngoài, nhớ đội mũ rộng vành, đeo kính râm và bôi kem chống nắng có độ SPF từ 15 trở lên trước khi ra khỏi nhà khoảng 30 phút.

Uống nhiều nước

Trong tiết trời nóng bức, cơ thể cần được bổ sung chất lỏng liên tục, bất kể mức độ vận động của bạn là như thế nào. Đừng đợi cho tới khi cơ thể cảm thấy khát mới uống nước. Nếu là lao động chân tay nặng nhọc trong thời tiết nắng nóng thì cần phải uống 4 cốc nước mát mỗi giờ.

Đừng uống các loại chất lỏng có chứa cồn hay quá nhiều chất đường, bởi chúng chỉ làm cơ thể thêm mất nước. Tránh các loại đồ uống lạnh vì nó có thể gây co dạ dày (“chuột rút”).

Bổ sung muối và khoáng chất

Mồ hôi túa ra mang theo muối và các khoáng chất trong cơ thể. Đây đều là những chất rất cần thiết và phải được bổ sung ngay. Có thể uống các loại nước uống dành cho tập luyện thể thao để bổ sung muối và khoáng chất cho cơ thể.

Chú ý giờ làm việc

Nếu làm việc ngoài trời, lưu ý không làm việc từ 11h trưa đến 14h chiều. Nghỉ ngơi trong bóng mát thời điểm này sẽ giúp cơ thể tự điều chỉnh nhiệt độ để thích ứng.

Cường độ làm việc vừa phải

Nên bắt đầu công việc với cường độ chậm rồi tăng dần. Nếu ráng sức dưới cái nóng, sẽ làm tăng gánh nặng cho tim. Và khi có cảm giác thở hổn hển thì cần phải ngừng ngay mọi hoạt động. Đi vào chỗ râm mát và nghỉ ngơi ngay.

Chọn chỗ mát nghỉ ngơi và làm việc

Ở trong nhà và nếu có thể thì nên ở trong môi trường có điều hòa.

Nếu ở nhà không có điều kiện thì nên đi tới các trung tâm thương mại hay thư viện công cộng. Chỉ cần vài giờ trong môi trường này là đủ giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt trước khi quay trở lại với cái nóng khó chịu.

Quạt điện có thể giúp xua bớt cái nóng nhưng khi nhiệt độ vượt quá 40 độ C thì quạt không giúp ngăn được các bệnh liên quan đến nóng bức. Nên đi tắm hay ngâm mình trong nước mát hoặc tới nơi có điều hòa nhiệt độ thì sẽ tốt hơn.

Theo Đời sống
Thủng ruột do... thói quen ngậm tăm sau khi ăn

Thủng ruột do... thói quen ngậm tăm sau khi ăn

Dị vật đường tiêu hoá nếu không được phát hiện sớm và điều trị sẽ gây ra các nguy cơ chảy máu, thủng ruột, tắc ruột, áp xe ổ bụng, nghiêm trọng hơn có thể gây nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm đến tính mạng.
back to top