<div> <p>Đã hơn 1 tháng kể từ khi Tổ chức Y tế Thế giới (<span>WHO</span>) tuyên bố COVID-19 là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu (PHEIC). Kể từ khi dịch bệnh bắt đầu, đến chiều 4.3 đã có hơn 93.000 người nhiễm trên toàn thế giới và gần 3.200 ca tử vong.</p> <p>Trong khi các nhà chức trách tích cực làm việc để ngăn chặn sự lây lan của virus, thật khó để không tự hỏi điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Khi nào và làm thế nào dịch bệnh sẽ kết thúc? Cùng nhìn lại những gì đã xảy ra trong các đợt bùng phát dịch truyền nhiễm trước đây.</p> <p><span><strong>Ebola</strong></span></p> <p>Các nhà khoa học thường can thiệp trong thời gian dịch bệnh truyền nhiễm bằng vaccine và thuốc kháng virus. Điều này đúng với dịch Ebola.</p> <p>Tháng 3.2014, virus Ebola bùng phát ở Tây Phi và tính đến ngày tháng 5.2016, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo hơn 28.000 trường hợp lây nhiễm và hơn 11.000 trường hợp tử vong. Dịch bệnh kết thúc sau một phản ứng quốc tế phối hợp, khi chủng virus bị “can thiệp” - CNN dẫn lời giáo sư tiến sĩ Peter Hotez, hiệu trưởng trường Y học Nhiệt đới Quốc gia tại Đại học Y Baylor, nói.</p> <p>Khi một đợt bùng phát Ebola khác bắt đầu vào năm 2018, hai phương pháp điều trị được phát triển từ đợt bùng phát đầu tiên đã được cung cấp cho tất cả bệnh nhân tại Cộng hòa Dân chủ Congo.</p> <p>"Cả hai lần can thiệp của con người đều tạo ra sự khác biệt", ông Hotez nói và cho biết điều tương tự cũng có thể đúng với COVID-19. Hiện tại không có <span>vaccine</span> và không có phương pháp điều trị kháng virus cụ thể được khuyến nghị cho virus SARS-CoV-2, nhưng nhiều loại đang được phát triển.</p> <p>"Tôi khá lạc quan, chúng ta sẽ có một loại thuốc kháng virus và phương pháp tốt trong vài tuần tới" - ông Hotez nói.</p> <p>Theo Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebrevesus, hơn 20 loại vaccine đang được phát triển, thử nghiệm lâm sàng đầu tiên về thuốc kháng virus đang được tiến hành.</p> <p>Mặc dù nhóm của ông Hotez nằm trong số những người nghiên cứu vaccine, nhưng ông nói rằng ông không lạc quan là sẽ có vaccine trong đợt bùng phát COVID-19 tiếp theo. </p> <p>Lý do là bởi đầu tiên, vaccine phải được đưa vào thử nghiệm lâm sàng, sau đó chúng phải được phê duyệt. Và với số lượng các lần kiểm tra thử nghiệm an toàn vaccine thì sợ rằng sẽ chưa có vaccine để ngăn chặn một đợt bùng phát nữa, nếu có.</p> <p><span><strong>SARS</strong></span></p> <p>Dịch SARS đã kết thúc vào tháng 7.2003 nhờ các biện pháp vệ sinh tốt - như rửa tay thường xuyên - và các yếu tố môi trường như nhiệt độ và độ ẩm cao trong những tháng mùa hè, ông John Nicholls, giáo sư tại Đại học Hong Kong nói.</p> <p>SARS, một chủng virus Corona khác, đã lây nhiễm hơn 8.000 người vào năm 2003. Đến tháng 5 năm đó, nó đã bị “suy kiệt” - tiến sĩ Howard Markel, giám đốc Trung tâm Lịch sử Y học tại Đại học Michigan cho biết.</p> <p>Làm thế nào để một ổ dịch “suy kiệt“? Markel nói, đôi khi đó là vì thời tiết thay đổi và đôi khi đó là vì đã đủ người bị nhiễm và trở thành miễn dịch.</p> <p>"Nếu tôi phải dự đoán, tôi sẽ nói rất có thể vào tháng 5 hoặc tháng 6 hoặc tháng 7, COVID-19 sẽ tự suy kiệt“, Markel nói. Nhưng, điều đó không có nghĩa là nó sẽ biến mất.</p> <p><span><strong>H1N1</strong></span></p> <p>Các đợt bùng phát dịch có thể thay đổi như các mùa vậy.</p> <p>Chủng cúm H1N1 gây ra đại dịch năm 2009 và hiện tại nó đã trở thành một loại virus xảy ra theo mùa.</p> <p>Virus theo mùa có thể xuất hiện quanh năm, nhưng ở bắc bán cầu có xu hướng lên đến đỉnh dịch vào những ngày lạnh, những tháng mùa đông và mùa thu khi trời ấm, ông Hotez nói. Theo ông, hiện chưa rõ lý do tại sao, nhưng độ ẩm và thời gian ở trong nhà có thể là những yếu tố khiến dịch xảy ra vào những thời điểm này.</p> <p><strong>Bài học kinh nghiệm</strong></p> <p>Điều có thể chắc chắn hơn là sự bùng phát COVID-19 làm sống lại những bài học rút ra từ những đợt bùng phát trước đó, ông Hotez nói.</p> <p>Giải pháp phổ biến nhất là “quên nó đi“, ông Markel nói. Virus dần mất đi và công chúng quay trở lại cuộc sống thường ngày của họ, không nghĩ về sự bùng phát. Nhưng đó có thể là một vấn đề. Thay vào đó, mọi người nên thận trọng và chuẩn bị.</p> <p>"Bài học rút ra là chúng ta đang sống trong một thời đại mới của bệnh truyền nhiễm và những con <span>virus</span> xấu xí sẽ ghé thăm thường xuyên. Bài học chúng ta chưa rút ra là chúng ta cần phải chuẩn bị cho việc này” - ông Markel kết luận.</p> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Từ COVID-19 nhìn lại 3 dịch bệnh lớn đã kết thúc thế nào
Từ COVID-19 nhìn lại 3 đợt dịch bệnh lớn là Ebola, SARS và H1N1 đã kết thúc thế nào.
Theo laodong.vn
“Ghen cô Vy” trở thành ca khúc hiện tượng trên thế giới giữa dịch Covid-19
Bộ Y tế: 5 lưu ý cho dân văn phòng, cơ quan công sở phòng chống dịch bệnh Covid-19
Các giai đoạn bệnh do Covid-19
Khách người Nhật mắc Covid-19 đi trên chuyến bay của Vietnam Airlines
Covid-19 lan như sóng thần, phát hiện virus tiến hóa thành 2 chủng
Giao tranh quyết liệt tại Kursk, Nga thả bom hủy diệt quân tiếp viện Ukraine
Tại khu vực Kursk , mặc dù cả Nga và Ukraine đều triển khai các đơn vị chủ lực, nhưng không bên nào đạt được tiến triển mang tính quyết định.
Hà Nội kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm
Theo kế hoạch vừa ban hành, từ ngày 15/12/2024 đến hết 15/3/2025, Hà Nội tổ chức 4 đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.
Đề xuất rượu, bia, thuốc lá phải chịu thuế thu nhập đặc biệt
Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với mức thuế hiện hành.
Đồ ăn vặt cổng trường gắn liền với hiểm họa về an toàn thực phẩm
Số liệu từ Cục ATTP, Bộ Y tế cho thấy, có tới 70 - 80% thức ăn đường phố, trong đó có quà vặt cổng trường được xác định là bị nhiễm khuẩn như E.coli - loại vi khuẩn gây tiêu chảy, bệnh đường ruột và khuẩn gây tả.
Bắt kẻ nghi "ngáo đá" cướp ô tô, đánh cụ ông tử vong
Ngày 22/11, lãnh đạo UBND xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội cho biết, cơ quan công an đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ thanh niên cướp ô tô, đánh người tử vong xảy ra trên địa bàn.
Không nói đùa, Nga thực sự tấn công Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik
Ngày 21/11, Lực lượng vũ trang Nga đã thực hiện một cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo không mang đầu đạn hạt nhân có tên Oreshnik.
Nga dần áp đảo ở Kupyansk, 5.000 binh sĩ Ukraine thương vong
Mới đây, mặt trận Kupyansk đang thu hút được sự chú ý của dư luận khi một trận chiến ác liệt chưa từng có đang diễn ra, với hơn 8.000 binh sĩ của cả hai bên tham gia.
Tăng cường phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Thông qua hội thảo, Chủ tịch Phan Xuân Dũng hy vọng các đại biểu sẽ đánh giá cụ thể vai trò của phổ biến kiến thức khoa học công nghệ đối với bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh.
Nguyên Bí thư Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng gây hậu quả rất nghiêm trọng
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng bị đề nghị kỷ luật khai trừ Đảng do có nhiều vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại rất lớn ngân sách Nhà nước.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Vương Đình Huệ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Quốc hội.
555 người chết do TNGT trong 10 tháng qua ở Hà Nội
Ngày 21/11, theo thông tin từ Công an TP Hà Nội, trong 10 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố xảy ra 1.248 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm 555 người chết, giảm 26 người chết so với cùng kỳ năm 2023.