<div> <p style="text-align: justify;">Thạc sĩ Hoàng Việt - Giảng viên trường Đại học Luật TPHCM, thành viên Ban nghiên cứu Luật biển và hải đảo của Liên đoàn Luật sư Việt Nam - đưa ra quan điểm nói trên, khi trao đổi với <em>PV Dân trí</em> liên quan tới vụ việc Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.</p> <figure class="video" contenteditable="false"> <video data-src="2019/07/26/phong-van-luat-su-bien-dao-1564155545131.mp4" data-video-id="103991" data-video-key="5cc490ee8ae36a906e21d816a27c9f21" height="720" poster="https://icdn.dantri.com.vn/thumb-video/2019/07/26/phong-van-luat-su-bien-dao-1564155545131/0_01_50.jpg" width="1280"> </video> <figcaption>Thạc sĩ Hoàng Việt - Giảng viên trường Đại học Luật TPHCM</figcaption> </figure> <p style="text-align: justify;"><em>- Từ ngày 16/7 - 26/7, Việt Nam đã 3 lần đưa ra tuyên bố khẳng định chủ quyền tại khu vực nam Biển Đông, trong đó có bãi Tư Chính và nhà giàn DK1. Việt Nam đã có nhiều hình thức giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc rút tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên ,Trung Quốc vẫn ngoan cố và tiếp tục hoạt động phi pháp. Ông có bình luận gì về diễn biến này?</em></p> <p style="text-align: justify;">- Hành động của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được quy định trong Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, vi phạm các nguyên tắc cốt lõi về pháp lí để các bên giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.</p> <p style="text-align: justify;">Trước đây, Việt Nam và Trung Quốc có các văn bản hợp tác để giải quyết các vấn đề tranh chấp, như: Thỏa thuận chung về nguyên tắc chung về giải quyết tranh chấp trên biển được ký kết chuyến thăm Trung Quốc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2011; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc…</p> <figure class="image" contenteditable="false"><img alt="Trung Quốc đang giăng cái bẫy ở bãi Tư Chính của Việt Nam - 1" data-original="https://icdn.dantri.com.vn/2019/07/26/ls-hoang-viet-1564134186298.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/07/27/ls-hoang-viet-1564134186298.jpg" title="Trung Quốc đang giăng cái bẫy ở bãi Tư Chính của Việt Nam - 1" /> <figcaption>Thạc sĩ Hoàng Việt - Giảng viên trường Đại học Luật TPHCM,thành viên Ban nghiên cứu Luật biển và hải đảo của Liên đoàn Luật sư Việt Nam</figcaption> </figure> <p style="text-align: justify;">Những ngày qua, với lập luận phi pháp về “đường lưỡi bò”, Trung Quốc đưa giàn khoan và đội tàu hộ tống tới khu vực bãi Tư Chính với ý muốn nắn gân Việt Nam, buộc Việt Nam phải dừng các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí. Trung Quốc thể hiện tham vọng muốn sở hữu, kiểm soát Biển Đông.</p> <p style="text-align: justify;">Việt Nam tôn trọng luật pháp và thực hiện các hoạt động cần thiết để giải quyết nhưng Trung Quốc vẫn “khước từ”, điều này đã cho thấy âm mưu của Trung Quốc.</p> <p style="text-align: justify;"><em>- Với diễn tiến hiện nay, ông có lo ngại tình hình ở khu vực nam Biển Đông sẽ leo thang căng thẳng?</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tôi dự đoán sẽ không leo thang thêm căng thẳng. Vì sao? Với tình hình quốc tế hiện nay Trung Quốc không có lợi thế nhiều. Mặc dù Trung Quốc mạnh nhưng Trung Quốc cũng đang “vướng” một số vấn đề khác, đặc biệt là chiến tranh thương mại với Mỹ.</p> <p style="text-align: justify;">Lúc này, Trung Quốc đang cần có sự ủng hộ của các quốc gia khác, trong đó có ASEAN và Việt Nam - quốc gia cửa ngõ quan trọng. Tôi nghĩ rằng Trung Quốc cũng không muốn làm cho diễn biến căng thẳng hơn, trong khi đó Việt Nam luôn muốn giải quyết vấn đề bằng các biện pháp hòa bình, hòa hiếu.</p> <p style="text-align: justify;"><em>- Hành động gây hấn lần này của Trung Quốc có sự giống và khác nhau như thế nào so với năm 2014 - khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam?</em></p> <p style="text-align: justify;">- Sự gây hấn của Trung Quốc năm 2014 và năm 2019 có điểm chung về mục đích. Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và dựa trên yêu sách mơ hồ về “đường lưỡi bò” để đòi quyền sở hữu, kiểm soát 80% Biển Đông. Trung Quốc muốn dùng sức mạnh của mình để thực hiện hành động phi pháp, biến “đường lưỡi bò” trong mơ hồ thành hiện thực.</p> <figure class="image" contenteditable="false"><img alt="Trung Quốc đang giăng cái bẫy ở bãi Tư Chính của Việt Nam - 2" data-original="https://icdn.dantri.com.vn/2019/07/26/lo-061-1564134623255.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/07/27/lo-061-1564134623255.jpg" title="Trung Quốc đang giăng cái bẫy ở bãi Tư Chính của Việt Nam - 2" /> <figcaption>Lô dầu khí 06-1 Việt Nam đang khai thác hợp pháp bị Trung Quốc gây hấn (ảnh: VPN)</figcaption> </figure> <p style="text-align: justify;">Cuộc gây hấn lần này của Trung Quốc khác biệt so với năm 2014 về mức độ. Lần trước, giàn khoan Hải Dương 981 Trung Quốc điều tới lớn hơn, hoạt động vi phạm chủ quyền rầm rộ hơn và Trung Quốc thách thức công khai. Lần này, Trung Quốc sử dụng giàn khoan và đội tàu hộ tống di chuyển tới nhiều vị trí, luôn luôn thách thức quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, đòi hỏi sự kiên nhẫn của Việt Nam trong giải quyết vấn đề.</p> <p style="text-align: justify;"><em>- Trong bối cảnh hiện nay, để bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông mà không xảy ra xung đột vũ trang thì Việt Nam cần làm gì thưa ông?</em></p> <p style="text-align: justify;">- Chúng ta phải kiên nhẫn, vì Trung Quốc cũng rất khôn khéo và không sử dụng lực lượng quân sự vào diễn biến lần này. Tôi cho rằng Trung Quốc đang áp dụng chiến thuật “bắp cải” như từng làm với Philippines năm 2012, để xâm phạm bãi Tư Chính và giàn khoan DK1 của Việt Nam.</p> <p style="text-align: justify;">Xin được nhắc lại năm 2012, trong âm mưu của mình, Trung Quốc dùng chiến thuật “cải bắp” với nhiều lớp tàu như cây cải bắp dể vây quanh khu vực tranh chấp. Cụ thể: Trung Quốc bao vây bãi cạn Scarborough bằng rất nhiều tàu. Khi Philippines không có đủ lực lượng tàu chấp pháp đã điều thêm tàu hải quân tới khu vực bãi cạn Scarborough đã tuyên bố chủ quyền.</p> <p style="text-align: justify;">Lấy cớ đó, Trung Quốc la lên rằng vấn đề dân sự nhưng Philippines lại đưa hoạt động quân sự vào giải quyết và buộc Philippines phải rút tàu hải quân. Tuy nhiên, khi không còn tàu quân sự Philippines hiện diện, các dân quân biển của Trung Quốc đã kiểm soát khu vực Scarborough.</p> <p style="text-align: justify;">Với tiến diễn tại bãi Tư Chính hiện nay, chúng ta phải bình tĩnh để không bị mắc vào cái bẫy mà Trung Quốc đang giăng ra. Nếu chúng ta không kiềm chế được mà manh động thì sẽ tạo cớ cho Trung Quốc. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta không hành động gì, chúng ta phải kiên nhẫn và kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan cùng đội tàu hộ tống khỏi vùng chủ quyền của chúng ta.</p> <figure class="image" contenteditable="false"><img alt="Trung Quốc đang giăng cái bẫy ở bãi Tư Chính của Việt Nam - 3" data-original="https://icdn.dantri.com.vn/2019/07/26/china-1564134499042.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/07/27/china-1564134499042(1).jpg" title="Trung Quốc đang giăng cái bẫy ở bãi Tư Chính của Việt Nam - 3" /> <figcaption>Tàu tuần duyên của Trung Quốc tăng cường gây sức ép tại bãi Tư Chính (ảnh: Twitter)</figcaption> </figure> <p style="text-align: justify;"><em>- Nói như vậy có nghĩa là để bất kỳ xung đột quân sự nào xảy ra ở bãi Tư Chính thời điểm này cũng là thiếu sáng suốt?</em></p> <p style="text-align: justify;">- Tôi cho rằng, Trung Quốc đang muốn thử thách sự kiên nhẫn của Việt Nam. Trung Quốc cũng không muốn đẩy vấn đề lên thành xung đột quân sự, bởi sẽ nó sẽ không có lợi cho uy tín và vị thế của Trung Quốc.</p> <p style="text-align: justify;">Đặt giả thiết nếu xung đột quân sự, chưa biết bên nào mạnh bên nào yếu, nhưng chắc chắn sẽ gây nên chiến tranh thế giới lần thứ 3 trên Biển Đông. Tôi cho rằng Trung Quốc không muốn điều đó xảy ra và Việt Nam càng không bao giờ muốn, vì vậy tốt nhất là nên giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế.</p> <p style="text-align: justify;"><em>- Philippines đã từng thắng kiện Trung Quốc liên quan tới vấn đề Biển Đông. Trước những hành vi vi phạm ngày càng nghiêm trọng của Trung Quốc, nhiều người cho rằng Việt Nam cũng nên khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế. Ông có nghĩ đó là thượng sách?</em></p> <p style="text-align: justify;">- Việc này tôi rất tán thành, đó là việc cần thiết. Trong tình hình thế giới hiện nay, tôi nghĩ việc khởi kiện là chuyện bình thường.</p> <p style="text-align: justify;">Tôi là thành viên Ban nghiên cứu của Liên đoàn Luật sư Việt Nam về Luật biển và hải đảo. Ngày 25/7, Liên đoàn Luật sư đã thông báo về việc tôi sẽ cùng một nhóm Luật sư và đối tác quốc tế chuẩn bị các phương án, thủ tục để Liên đoàn Luật sư báo cáo với các cơ quan chức năng và giới chức quan trọng nhằm cân nhắc khả năng khởi kiện Trung Quốc.</p> <p style="text-align: justify;">Trở lại vụ Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế, Philippines đã thắng kiện rất lớn và có tính danh quan trọng, nhận được sự ủng hộ của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng có một vấn đề chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng, những phán quyết của Tòa án quốc tế không có cơ chế để bắt buộc thi hành.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Xin trận trọng cảm ơn ông! </em></p> <p style="text-align: justify;"><strong><em>KT radio:</em> Trọng Trinh</strong></p> </div> <p style="text-align: justify;"> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Trung Quốc đang giăng cái bẫy ở bãi Tư Chính của Việt Nam
“Chúng ta phải bình tĩnh để không bị mắc vào cái bẫy Trung Quốc đang giăng ra. Nếu chúng ta không kiềm chế được mà manh động thì sẽ tạo cớ cho Trung Quốc”...
ĐBQH: Thông tuyến bảo hiểm y tế lúc này gây nhiều hệ luỵ
ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, nếu thông tuyến bảo hiểm y tế lúc này sẽ gây nhiều hệ luỵ. Trong đó có việc người dân dồn lên bệnh viện tuyến trên khiến tình trạng quá tải thêm trầm trọng.
Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng chậm tiến độ: Khởi tố 8 bị can
Bộ Công an vừa khởi tố vụ án do để chậm tiến độ, gây lãng phí lớn ngân sách nhà nước khi thực hiện Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng.
Hiểu thế nào về không công khai sai phạm nhà giáo?
Chuyên gia pháp lý cho rằng, đề xuất không công khai thông tin của giáo viên khi chưa có kết luận chính thức là nhân văn và phù hợp với nguyên tắc chung của pháp luật.
Bò chết sau tiêm vacine tại Lâm Đồng
Công ty Navetco đã thương lượng với 350 hộ nông dân có bò chết sau tiêm Vaccine. Qua đó, 330 hộ đồng ý với mức bồi thường, còn lại 20 hộ chưa đồng ý.
Vụ người dân kêu cứu vì bỗng dưng mất đất: TP Hòa Bình nói gì?
Diễn biến liên quan đến vụ việc 38 hộ gia đình trú tại phường Kỳ Sơn, TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) kêu cứu vì bỗng dưng mất đất, ngày 18/10/2024, UBND TP Hòa Bình có văn bản số 3941/UBND-TNMT, gửi Báo Tri thức và Cuộc sống.
Giá thuê nhà ở xã hội 14 triệu/tháng: Giàu mới “mướn”… Nghèo không có “cửa”
UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến dự thảo khung giá cho thuê nhà ở xã hội, thấp nhất 48.000 đồng/m2 /tháng và cao nhất 198.000 đồng/m2 /tháng.
Nhiều biển số ôtô “vip” bị bỏ cọc sau khi trúng đấu giá tại Hà Tĩnh
Hàng loạt biển số ô tô “siêu đẹp” của Hà Tĩnh không được người trúng đấu giá hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Thời gian tới, Công ty Đấu giá Hợp danh Việt Nam sẽ đưa những biển số này ra đấu giá lại lần 2.
Vụ tuyển sinh lớp 10 "chui": Đảm bảo quyền lợi học sinh
Liên quan đến sự việc Trường THPT Tô Hiến Thành tuyển sinh "chui" 174 học sinh, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết sẽ phối hợp tìm phương án giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho học sinh.
Sửa đổi Luật Đầu tư công: Gỡ vướng giải phóng mặt bằng
Chiều 29/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về nhiều dự án luật, trong đó có Luật Đầu tư công.
Bà Hà Thị Nga làm Bí thư tỉnh ủy Tuyên Quang
Bà Hà Thị Nga thôi giữ chức Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và nhận chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang nhiệm kỳ 2020-2025.
3 nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định lựa chọn 3 nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 bao gồm: Ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông.