<div> <p style="text-align: center;">Các tàu của hải cảnh Trung Quốc. Ảnh: <em>Manila Journo.</em></p> <p style="text-align: justify;">Khi nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông từ đầu tháng 7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, theo Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS). </p> <p style="text-align: justify;">Trao đổi với <em>VnExpress</em>, Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales, đánh giá hành động của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh bất tuân luật quốc tế, muốn đơn phương thực hiện cái gọi là "quyền lịch sử" với toàn bộ Biển Đông. Và việc điều động tàu Hải Dương 8 đi vào EEZ của Việt Nam có thể do chỉ đạo của người phụ trách của công ty thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc hoặc quan chức ở cấp cao hơn nhắm tới mục tiêu chính trị. </p> <p style="text-align: justify;">Dưới góc nhìn của chuyên gia an ninh châu Á lâu năm, Thayer cho rằng việc Trung Quốc điều tàu đến vùng biển của Việt Nam dẫn tới ba hệ quả chính. </p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thứ nhất</strong>, <strong>Trung Quốc đã làm suy giảm lòng tin chiến lược</strong> của Hà Nội với Bắc Kinh, khi quan hệ giữa hai nước trong năm 2019 dường như có chiều hướng đi lên sau một loạt sự cố năm 2014, 2017 và 2018. </p> <p style="text-align: justify;">Trong các cuộc gặp cấp cao, lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc thường xuyên nhắc lại việc thống nhất tuân thủ "Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển" mà hai bên đã ký năm 2011. Trong đó, hai nước nhất trí tôn trọng lẫn nhau, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán, tuân theo luật quốc tế, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình. </p> <p style="text-align: justify;">"Tuy nhiên, các hành động của Trung Quốc đã vi phạm Thoả thuận năm 2011", Thayer nói.</p> <p style="text-align: justify;">Trên phạm vi khu vực và thế giới, Trung Quốc đã có các hoạt động gây mất niềm tin với thành viên của ASEAN và với các đối tác lớn như Mỹ, Nhật Bản, Australia. Dù Bắc Kinh cam kết không làm phức tạp tình hình Biển Đông, không quân sự hóa khu vực này, nhưng nhiều nước đã công bố các hình ảnh vệ tinh không thể chối cãi cho thấy Trung Quốc xây dựng quy mô lớn, thiết lập các căn cứ quân sự và triển khai nhiều thiết bị hiện đại.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thứ hai, Trung Quốc đã tự quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. </strong>Hành động phi pháp của Trung Quốc ở vùng biển Nam Biển Đông thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề lâu nay nước này muốn giải quyết song phương. Ngay sau phản ứng mạnh mẽ của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 20/7 đã bày tỏ quan ngại trước những báo cáo về việc Bắc Kinh có hành vi can thiệp hoạt động khai thác dầu khí trong khu vực, bao gồm hoạt động thăm dò và khai thác lâu nay của Việt Nam. Mỹ nhấn mạnh "hành động lặp đi lặp lại" của Trung Quốc nhằm vào hoạt động phát triển dầu khí ngoài khơi đe dọa an ninh năng lượng khu vực, đồng thời làm suy yếu thị trường năng lượng Ấn Độ - Thái Binh Dương tự do và cởi mở.</p> <p style="text-align: justify;">"Mỹ kiên quyết phản đối hành vi cưỡng chế và đe dọa từ bất kỳ bên nào nhằm khẳng định yêu sách lãnh thổ cũng như hàng hải của mình. Trung Quốc cần kiềm chế tham gia vào những hoạt động khiêu khích và gây bất ổn này", thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.</p> <p style="text-align: justify;">Các quan chức an ninh cấp cao của Mỹ sau đó cũng lên tiếng. Đô đốc Philip Davidson, chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của hải quân Mỹ, chỉ trích các hoạt động mang tính khiêu khích của Trung Quốc như quân sự hoá các đảo, phô trương sức mạnh quân sự ở Biển Đông. Ông cho rằng mối đe dọa chiến lược lâu dài lớn nhất với Mỹ và trật tự quốc tế dựa trên luật pháp chính là Trung Quốc. Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ John Rood cũng coi Bắc Kinh là mối đe dọa an ninh hàng đầu, cho rằng Trung Quốc có thể thay đổi trật tự toàn cầu, theo hướng tốt lên hoặc xấu đi.</p> <p style="text-align: justify;">"Có thể nói hành động của Trung Quốc đã giúp quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông, điều mà Bắc Kinh luôn phản đối", Thayer nói.</p> <p style="text-align: justify;">Tiến sĩ Collin Koh Swee Lean, chuyên gia tại Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, Singapore (RSIS), cũng cho rằng khi dư luận quốc tế dành mối quan tâm lớn đến việc Trung Quốc điều tàu đến vùng Nam Biển Đông của Việt Nam, nhất là sau khi Mỹ ra tuyên bố lên án, người dân Trung Quốc cũng sẽ biết đến sự việc.</p> <p style="text-align: justify;">"Khi dư luận trong nước biết phản ứng của quốc tế với Bắc Kinh, chính quyền bị mất uy tín với chính người dân của mình và Trung Quốc sẽ rất bối rối trong việc xử lý", Collin nói.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Thứ ba</strong>, việc điều tàu lần này của Trung Quốc có thể dẫn tới <strong>sự trì hoãn đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa Bắc Kinh và ASEAN</strong>. Theo Thayer, sự trì hoãn này sẽ làm thất bại ý đồ của Trung Quốc là "dùng COC để thuyết phục các nước có tranh chấp hợp tác khai thác tài nguyên, loại trừ sự can dự của các nước ngoài khu vực".</p> <p style="text-align: justify;">Trung Quốc nhiều lần tuyên bố không muốn các nước ngoài khu vực can thiệp vào đàm phán giữa Bắc Kinh với các nước cùng có tranh chấp và ASEAN. Viễn cảnh đạt được thỏa thuận COC, bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc về mặt pháp lý, vẫn còn chặng đường dài phía trước. Trung Quốc và ASEAN khởi động thảo luận COC từ 2013 nhưng đến tận tháng 8/2018, hai bên mới thống nhất được dự thảo văn bản của COC, điều được coi là "một tiến triển lớn".</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Về diễn biến sắp tới</strong>, Thayer dự báo nhóm tàu của Trung Quốc sẽ rút đi nhưng lưu ý Trung Quốc không từ bỏ ý đồ bá chủ ở khu vực và ép các nước khác chấp nhận.</p> <p style="text-align: justify;">"Bắc Kinh sẽ tiếp tục thúc đẩy việc đưa các công ty dầu mỏ và lực lượng hải cảnh đến vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven biển nhằm buộc họ chấp nhận vai trò của Trung Quốc", Thayer cảnh báo. </p> <p style="text-align: justify;">Tiến sĩ Collin cho rằng nếu các tàu của Trung Quốc ở Nam Biển Đông rút về với một lý do "không bị mất mặt", Bắc Kinh sẽ tiếp tục sử dụng cách thức bắt nạt này trong tương lai. Ngược lại, nếu bị mất mặt, Trung Quốc sẽ có các biện pháp gây hại khác đối với Việt Nam và các nước cùng có tranh chấp.</p> <p style="text-align: justify;">Thayer gợi ý Việt Nam nên tập trung tăng cường việc hợp tác với nhiều nước trong xây dựng năng lực cho các lực lượng trên biển, đặc biệt là trong vùng EEZ. </p> <p style="text-align: justify;">Nếu tính đến hành động pháp lý với Trung Quốc như Philipines đã từng làm, Việt Nam nên chứng tỏ hành động đó vẫn thể hiện mong muốn "giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình". Hà Nội nên lập luận rằng mình có thiện chí và đã nỗ lực trao đổi hết mức với Bắc Kinh. </p> <p style="text-align: justify;">Năm 2020, khi làm Chủ tịch ASEAN, Việt Nam cần tăng cường vận động hành lang để tạo nên mặt trận thống nhất của Hiệp hội trong đàm phán COC với Trung Quốc. "Việt Nam nên nói rõ là sẽ không chấp thuận một COC mà cho phép Trung Quốc tiếp tục vi phạm luật quốc tế, trong đó có UNCLOS", Thayer nhấn mạnh.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, Gregory Poling, Giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI), Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), Mỹ, cho rằng Việt Nam cần kiên trì, quyết tâm đấu tranh trước sự hăm dọa của Trung Quốc. Hồi tháng 5, Malaysia vẫn tiếp tục hoạt động khai thác dầu khí ở xung quanh cụm bãi cạn Luconia, khi bị tàu hải cảnh của Trung Quốc ngăn cản. Cả Poling và Collin đều nhận định Trung Quốc không muốn "đẩy căng thẳng" đến mức xảy ra xung đột vũ trang.</p> <p style="text-align: justify;">"Dù kịch bản nào xảy ra, điều quan trọng là Hà Nội cũng cần thể hiện rõ rằng hành vi hăm dọa sẽ không đi đến đâu và lẽ phải không phải lúc nào cũng thuộc về kẻ mạnh", Collin nói<em>. </em></p> </div> <p style="text-align: justify;"> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Ba hệ quả khi Trung Quốc điều tàu đến vùng Nam Biển Đông của Việt Nam
Hoạt động của Trung Quốc ở vùng biển của Việt Nam sẽ dẫn tới các tình huống "gậy ông đập lưng ông", theo các chuyên gia.
ĐBQH: Thông tuyến bảo hiểm y tế lúc này gây nhiều hệ luỵ
ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, nếu thông tuyến bảo hiểm y tế lúc này sẽ gây nhiều hệ luỵ. Trong đó có việc người dân dồn lên bệnh viện tuyến trên khiến tình trạng quá tải thêm trầm trọng.
Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng chậm tiến độ: Khởi tố 8 bị can
Bộ Công an vừa khởi tố vụ án do để chậm tiến độ, gây lãng phí lớn ngân sách nhà nước khi thực hiện Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng.
Hiểu thế nào về không công khai sai phạm nhà giáo?
Chuyên gia pháp lý cho rằng, đề xuất không công khai thông tin của giáo viên khi chưa có kết luận chính thức là nhân văn và phù hợp với nguyên tắc chung của pháp luật.
Bò chết sau tiêm vacine tại Lâm Đồng
Công ty Navetco đã thương lượng với 350 hộ nông dân có bò chết sau tiêm Vaccine. Qua đó, 330 hộ đồng ý với mức bồi thường, còn lại 20 hộ chưa đồng ý.
Vụ người dân kêu cứu vì bỗng dưng mất đất: TP Hòa Bình nói gì?
Diễn biến liên quan đến vụ việc 38 hộ gia đình trú tại phường Kỳ Sơn, TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) kêu cứu vì bỗng dưng mất đất, ngày 18/10/2024, UBND TP Hòa Bình có văn bản số 3941/UBND-TNMT, gửi Báo Tri thức và Cuộc sống.
Giá thuê nhà ở xã hội 14 triệu/tháng: Giàu mới “mướn”… Nghèo không có “cửa”
UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến dự thảo khung giá cho thuê nhà ở xã hội, thấp nhất 48.000 đồng/m2 /tháng và cao nhất 198.000 đồng/m2 /tháng.
“Không gian xanh” hồ Trúc Bạch bị xâm hại vì ý thức kém của người dân?
Sau khi UBND quận Ba Đình tiến hành nâng cấp Hồ Trúc Bạch với nhiều hạng mục, nơi đây như được hồi sinh, thu hút đông đảo người dân mọi lứa tuổi đến thư giãn, nghỉ ngơi.
Nhiều biển số ôtô “vip” bị bỏ cọc sau khi trúng đấu giá tại Hà Tĩnh
Hàng loạt biển số ô tô “siêu đẹp” của Hà Tĩnh không được người trúng đấu giá hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Thời gian tới, Công ty Đấu giá Hợp danh Việt Nam sẽ đưa những biển số này ra đấu giá lại lần 2.
Vụ tuyển sinh lớp 10 "chui": Đảm bảo quyền lợi học sinh
Liên quan đến sự việc Trường THPT Tô Hiến Thành tuyển sinh "chui" 174 học sinh, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết sẽ phối hợp tìm phương án giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho học sinh.
Sửa đổi Luật Đầu tư công: Gỡ vướng giải phóng mặt bằng
Chiều 29/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về nhiều dự án luật, trong đó có Luật Đầu tư công.
Bà Hà Thị Nga làm Bí thư tỉnh ủy Tuyên Quang
Bà Hà Thị Nga thôi giữ chức Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và nhận chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang nhiệm kỳ 2020-2025.