Trẻ vấp ngã phải tạo hình lưỡi

(khoahocdoisong.vn) - Tai nạn thường gặp nhất ở trẻ là thương tích do ngã, tai nạn cắt, đâm do vật sắc nhọn (dao, kéo, đũa, que…), bỏng, sặc…  Vì vậy, cha mẹ cần chú ý trong chăm sóc trẻ.

Bệnh nhi M.M.N (19 tháng tuổi, ở Yên Lập, Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng tổn thương nghiêm trọng vùng lưỡi. Nguyên nhân theo người nhà bệnh nhi cho biết, bé tự chơi đùa, vấp ngã nên răng cắn vào lưỡi, vết thương chảy rất nhiều máu.

Sau khi được sơ cứu tại Trung tâm y tế địa phương, bệnh nhi được chuyển đến Trung tâm sản nhi, bệnh viện Đa khoa Phú Thọ. Tại đây, các bác sĩ tiếp tục xử trí viết thương, gây mê và khâu tạo hình phục hồi vết thương.

Lời bàn:  BSCKI Điêu Tài Thu, Trưởng khoa Mắt – Tai mũi họng – Răng hàm mặt, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cho biết, đây chỉ là một trong rất nhiều những ca tai nạn ở trẻ. Tai nạn thường gặp nhất ở trẻ là thương tích do ngã, tai nạn cắt, đâm do vật sắc nhọn (dao, kéo, đũa, que…), tai nạn do bỏng, sặc…  

Trường hợp của bé N. vết thương tại vùng lưỡi, nếu không tiến hành phẫu thuật sớm sẽ khó khôi phục, sau này có thể ảnh hưởng đến việc nói và ăn uống của trẻ. Mô vùng miệng rất mềm, trẻ có thể dễ dàng bị thương khi nhai hay trong lúc ăn uống, để vết thương mau liền, hàng ngày cha mẹ nên sử dụng gạc lau lưỡi, vệ sinh miệng, lưỡi cho trẻ bằng nước muối Natri clorid 0,9%, cho trẻ ăn thức ăn mềm, nguội và theo dõi, điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Cha mẹ cần chú ý cẩn thận trong quá trình chăm sóc trẻ, sát sao khi trẻ chơi đùa để tránh những tổn thương đáng tiếc có thể xảy ra.

N.Hà (ghi)

Theo Đời sống
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top