Trẻ con được chiều chuộng quá

iểm số là để đánh giá học lực của học sinh, nhưng giờ lại trở thành một thứ để ban phát, xin xỏ, thậm chí chiều chuộng nhau.

Hình minh họa.

Đi họp phụ huynh, thấy trong lớp toàn học sinh giỏi, chỉ có vài ba cháu không được giỏi vì sai phạm trong khi thi. Cô giáo giải thích, vì muốn học bạ của các con đẹp nên các thầy cô đã hết sức nhẹ tay trong việc cho điểm. Ví dụ như, phải cho chấm điểm vở, đề cương… để gỡ điểm. Chỉ cần chép bài đầy đủ, còn đề cương thì chép của bạn cũng được… vậy mà có cháu cũng lười đến nỗi không chịu nộp.

Tôi thấy ở đây có một vấn đề, điểm số là để đánh giá học lực của học sinh, nhưng giờ lại trở thành một thứ để ban phát, xin xỏ, thậm chí chiều chuộng nhau. Làm sao chính xác cho được khi mà điểm được chấm vì ý thức chứ không phải vì học lực như thế. Vậy nên, con dù có giỏi đấy, nhưng đừng vội mừng. Để đến khi thi thật thì mới biết giỏi hay không.

Và tình trạng này ngày càng phổ biến khi đầu vào một số trường đại học lại xét học bạ. Những cuốn học bạ đẹp rạng ngời với toàn những chín, mười phẩy như thế, liệu có đáng tin cậy?

Có cảm giác như không chỉ trong gia đình, mà nhà trường cũng đang nuông chiều các em quá. Học tiểu học đã không bị chấm điểm hàng ngày, lên THCS thì bố mẹ chăm sóc thầy cô để được quan tâm, để học bạ 4 năm đều giỏi mới được cộng điểm vào lớp 10, lên THPT thì thầy cô nhẹ tay để học bạ sạch còn xét vào đại học hay đi du học.

Chúng ta đang quên một điều là ta muốn con cái mình lớn lên thành người như thế nào. Một đứa trẻ được nuông chiều từ nhà cho đến trường như thế, lười nhác và yếu đuối, ngủ quên trong sự giỏi giang giả tạo như thế, liệu có thể trở thành một thanh niên có tri thức, năng động, mạnh mẽ và trung thực, có dám đối mặt với những khó khăn của cuộc đời. Hay chúng ta yên tâm vì đã có đủ tiềm lực kinh tế để lại tiếp tục trải thảm cho con mình bước vào đời, thậm chí lo cho con cả đời.

Không ai nói trước được điều gì. Vậy hãy dạy con đi bằng đôi chân của nó.

Thế nên với những cháu không chịu chấm điểm vở để gỡ điểm, tôi nghĩ chưa chắc đã phải là lười, đã phải là kém. Mà có khi các em không muốn một sự dễ dãi, nâng đỡ trong việc cho điểm, muốn được đánh giá đúng với năng lực của mình.

Tôi lại đánh giá cao những đứa trẻ ấy, chúng không muốn tròn trịa và dễ dàng như chúng bạn. Mà muốn học, muốn sống theo những gì chúng cho là đúng.

Minh Anh

Theo Đời sống
Tại sao không đánh thuế vàng?

Tại sao không đánh thuế vàng?

Các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải đánh thuế vàng. Nhiều người mua vàng đầu cơ, mua bán nhằm sinh lời, khi đã kinh doanh cần phải chịu một số sắc thái thuế cho hoạt động đầu tư giống bất động sản, chứng khoán.
back to top