Trẻ 12 tuổi nôn ra máu... do xuất huyết tiêu hóa

Viêm loét dạ dày – tá tràng thường gặp ở người lớn và trẻ lớn tuổi, nhưng thời gian gần đây có xu hướng trẻ hóa và cả trường hợp trẻ 3-10 tuổi cũng mắc bệnh.

Ngày 12/11, Bệnh viện viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho biết, vừa cấp cứu một trường hợp xuất huyết tiêu hóa ở trẻ 12 tuổi.

Gia đình bé N.M.N. 12 tuổi (Đông Triều – Quảng Ninh) cho biết, trẻ có xuất hiện nôn máu tươi lẫn máu cục, đau bụng quanh rốn. Gia đình cho trẻ uống men tiêu hóa và thuốc Panadol nhưng không đỡ nên đã đưa trẻ đến Bệnh viện.

Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, trẻ được chẩn đoán xuất huyết tiêu hoá gây mất máu cấp, nghĩ đến do viêm loét dạ dày – tá tràng.

Các bác sĩ đã ngay lập tức liên hệ hội chẩn cùng các bác sĩ khoa Nội Tiêu hóa. Sau khi hội chẩn các bác sĩ tiến hành nội soi dạ dày cầm máu ổ xuất huyết, làm test sau nội soi cho kết quả HP dương tính.

Hiện trẻ đang được điều trị nội khoa theo phác đồ viêm loét dạ dày do HP.

Hiện sức khỏe bệnh nhi ổn định - Ảnh BVCC

Hiện sức khỏe bệnh nhi ổn định - Ảnh BVCC

Theo BSCKII. Vương Thị Hào – Trưởng khoa Nhi cho biết: Viêm loét dạ dày – tá tràng thường gặp ở người lớn và trẻ lớn tuổi. Nhưng thời gian gần đây có xu hướng trẻ hóa và cả trường hợp trẻ 3-10 tuổi cũng mắc bệnh.

Nguyên nhân tiên phát là do vi khuẩn HP gây ra, nguyên nhân thứ phát là do áp lực học tập, thói quen thức khuya, chế độ ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng và do stress… có thể gây ra viêm loét dạ dày, biến chứng xuất huyết tiêu hóa gây mất máu cấp, có thể gây sốc.

Để kiểm tra mức độ viêm loét đường tiêu hóa (dạ dày, thực quản, tá tràng) chỉ có phương pháp duy nhất là nội soi thực quản. Từ đó các bác sĩ có thể đánh giá chính xác mức độ tổn thương để có hướng điều trị nội khoa hoặc can thiệp kịp thời.

Việc can thiệp kẹp clip cầm máu, nút mạch, phẫu thuật đã và được các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí thực hiện thường quy cho cả người lớn và trẻ em.

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm loét đường tiêu hóa ở trẻ: đau bụng vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, nôn ra máu, phân đen hoặc có dây máu, trẻ ăn uống kém, nôn đi nôn lại nhiều lần, da xanh…

Các bậc phụ huynh hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để tiến hành thăm khám, tránh các biến chứng.

Theo Đời sống
Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Nước mắm là thứ gia vị không thể thiếu trong các gia đình Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng nước mắm đúng cách. Nhiều người mắc phải những sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại cho sức khỏe.
Cận cảnh em bé chào đời với 3 vòng hoa quấn cổ: Cẩn thận biến chứng

Em bé chào đời với 3 vòng dây rốn quấn cổ

Vòng hoa quấn cổ là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một vòng hay nhiều vòng. Phần lớn trường hợp dây rốn quấn cổ thường không liên quan đến mắc bệnh và tử vong chu sinh nhưng cần theo dõi để tránh biến chứng.
back to top