Tránh đau xương khớp khi thời tiết lạnh ẩm

Thời tiết càng lạnh, ẩm thì tình trạng đau xương khớp, kể cả những người trẻ tuổi càng tăng. Đặc biệt là những trường hợp đau cấp tính do xẹp đốt sống do loãng xương, gây ra những triệu chứng đau như dao cắt.

Vì sao thời tiết lạnh ẩm lại gây ra những cơn đau?

Thực tế nhiệt độ lạnh không gây ra đau xương khớp. Tuy nhiên, có vài giả thuyết hợp lý sau:

Áp suất không khí tăng khiến gia tăng áp lực nội khớp và gây ra triệu chứng đau. Mặt khác, ở nhiệt độ thấp, dịch khớp trở nên cô đặc hơn, khiến cho khớp và các nhóm cơ lân cận vận động khó hơn.

Trong những điều kiện nhiệt độ hạ thấp hơn, các cơ biểu hiện co để giữ nhiệt, trong thời gian dài cũng có thể gây những cơn đau nhất định.

dau-xuong-khop-lanh-am.jpg
Tránh đau xương khớp khi thời tiết lạnh ẩm

Bệnh nhân xương khớp nên làm gì?

Giữ ấm: Nên mặc nhiều lớp áo, cũng như giữ ấm toàn thân kể cả các phần như cổ, khớp bàn tay bàn chân. Lưu ý, giữ ấm khác hoàn toàn với việc chườm ấm, vì chườm ấm chỉ làm nóng một phần cơ thể và đối với những khớp đã có sưng viêm thì chườm ấm khiến tình trạng tổn thương nặng hơn khá nhiều.

Duy trì hoạt động và tập luyện: Nhiều người bệnh thường mô tả “sáng dậy tôi đau lắm, nhưng đi lại vận động một lúc là đỡ hơn”. Vì vậy, tập luyện là không thể thiếu. Việc thức dậy sớm hơn 5 - 10 phút để vận động làm nóng ấm cơ thể ngay trên giường sẽ giúp người bệnh tránh xa các cơn đau liên quan đến xương khớp, kể cả về lâu dài! Đặc biệt, nên chú trọng các bài tập giãn gân cơ và duy trì tầm vận động của từng khớp.

Chườm lạnh: Thực tế chườm lạnh tại vùng đau giúp giảm đau khá nhiều. Chườm ấm, trong thời gian ngắn có thể khiến cơ thể dễ chịu trong thời gian đầu, nhưng các lần sau sẽ thấy đau ngay khi thoát hết nhiệt.

Vì vậy, nên chườm ấm toàn bộ cơ thể trước khi khởi động hoặc tập luyện và sau khi tập nên chườm lạnh tại các vùng đau! Không nên chườm lâu quá 20 phút cho mỗi liệu pháp.

Trong mọi tình huống xuất hiện đau, hãy thật bình tĩnh đi khám và nếu biết tình trạng chưa cần phải can thiệp, phải giữ tinh thần thật tốt.

Hạn chế vận động (trong đợt đau cấp) và để tâm trạng quá lo lắng khiến cơ thể giảm tiết endorphins – hormon nội sinh giúp cơ thể giảm đau. Còn để tiết thêm endorphin sau giai đoạn đau cấp thì các bạn có thể:

- Duy trì tập luyện.

- Giữ tâm trạng luôn vui vẻ và giúp đỡ mọi người

nhiều hơn.

- Nghe nhạc thư giãn.

- Châm cứu.

- Ăn socola đen.

- Một vài biện pháp khác như xông tinh dầu (chanh, oải hương, hương thảo..), tắm nắng, thiền...

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top