TPHCM: 12 ca Covid-19 nhiễm biến thể Omicron đều bình phục, xuất viện

12 ca Covid-19 nhiễm biến thể Omicron đều là người nhập cảnh và được cách ly, theo dõi tại Bệnh viện Dã chiến số 12. Hầu hết đều âm tính sau một tuần điều trị.

Trong 12 ca nhiễm Omicron, 2 ca có triệu chứng nhẹ như sổ mũi, còn lại đều không triệu chứng.

bv-da-chien.jpg
12 ca Covid-19 nhiễm biến thể Omicron đều là người nhập cảnh và được cách ly, theo dõi tại Bệnh viện Dã chiến số 12. Hầu hết đều âm tính sau một tuần điều trị. Ảnh minh họa

BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TPHCM, cung cấp trong họp báo chiều 13/1.

Vào ngày 1/1/2022, TPHCM công bố 5 ca đầu tiên mắc Covid-19 do siêu biến chủng Omicron. Các ca này đều có nồng độ virus thấp, không triệu chứng.

Những bệnh nhân này hầu hết nhập cảnh qua sân bay Tân Sơn Nhất từ cuối tháng 12/2021.

Hơn 2.000 người được xác định là F1 của các ca Omicron, như hành khách ngồi cùng máy bay, cũng đã được xét nghiệm và chưa phát hiện lây nhiễm.

Việt Nam hiện ghi nhận 32 ca nhiễm biến chủng Omicron, đều là khách nhập cảnh. Trong đó, Quảng Nam (14), TPHCM (12), Thanh Hóa (2), Hà Nội (1), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Long An (1).

Trước tình hình xuất hiện biến thể Omicron trên thế giới, việc tiêm mũi văcxin ngừa Covid-19 bổ sung, tăng cường được xác định có hiệu quả với biến thể này. Do vậy, TPHCM tiếp tục đẩy mạnh tiêm mũi 3, bảo vệ sức khỏe người dân.

Theo Sở Y tế TPHCM, qua hơn 1 tháng chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ đã phát hiện 25.837 người chưa tiêm văcxin ngừa Covid-19 trên 65 tuổi, có bệnh nền. Đến nay, TPHCM đã tiêm được cho 18.493 người (71,6%).

Đến tháng 2/2022, TPHCM sẽ mở rộng bảo vệ nhóm đối tượng với người trên 50 tuổi trở lên thay vì 65 tuổi trong giai đoạn 1. Người từ 18 tuổi trở lên chưa tiêm văcxin ngừa Covid-19 cũng thuộc nhóm nguy cơ. Chiến dịch bảo vệ này sẽ thực hiện đến hết năm 2022.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top