<div> <div> <div style="text-align: justify;">Reuters ngày 17.7 dẫn tin từ Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) và Trung tâm nghiên cứu quốc phòng (C4ADS) của Mỹ cho hay nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc vào ngày 15.7 đã kết thúc 12 ngày hoạt động ở vùng biển gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).</div> <div style="text-align: justify;">Hải Dương Địa chất 8 là tàu thuộc sở hữu của Cơ quan khảo sát địa chất Trung Quốc (CGS), cơ quan thuộc chính phủ Trung Quốc.</div> <div style="text-align: justify;">Cụ thể, từ ngày 3.7 đến ngày 15.7, tàu thăm dò địa chất Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đã đi vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gần khu vực Bãi Tư Chính - Vũng Mây, do Việt Nam quản lý.</div> <div style="text-align: justify;">Đi theo bảo vệ tàu này có ít nhất 3 tàu hải giám, trong đó có tàu trên 10.000 tấn mang số hiệu 3901 và tàu dân quân biển Quong Sansah Yu0014.</div> <div style="text-align: justify;">Cùng thời gian này, 9 tàu cảnh sát biển Việt Nam cũng có mặt tại khu vực, thực hiện các hoạt động theo dõi, bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, theo dữ liệu từ dự án phân tích Winward Maritime được C4ADS dẫn lại.</div> <div style="text-align: justify;">Tuy nhiên, theo những thông tin được đăng tải trên Twitter của chuyên gia Ryan Martison (Đại học Hải chiến Mỹ), nhóm tàu khảo sát của Trung Quốc đến ngày 19.7 vẫn còn hoạt động tại vùng biển thuộc quyền tài phán của Việt Nam chứ chưa hề rời đi.</div> <div style="text-align: justify;">Vào ngày 18.7, chuyên gia này cho biết tại đây có thêm sự xuất hiện của tàu Qiongsanshayu 00122 của Trung Quốc.</div> <div style="text-align: justify;">Ngoài hoạt động của tàu Hải Dương Địa chất 8, CSIS còn theo dõi sự xuất hiện của tàu cảnh sát biển 35111 của Trung Quốc được vũ trang hạng nặng.</div> <div style="text-align: justify;">Reuters dẫn tin từ CSIS mô tả tàu 35111 đã có hành động “có tính đe dọa” đối với tàu Việt Nam lúc đang hỗ trợ giàn khoan dầu Hakuryu-5 của Nhật Bản trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Việt Nam.</div> <div style="text-align: justify;">Chuyên gia Martison cho biết từ ngày 18.6, tàu 35111 đã xuất hiện cách Bãi Tư Chính khoảng 40 hải lý về phía tây. Vào ngày 12.7, tàu này đi từ khu vực Bãi Tư Chính về Đá Chữ Thập (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp và bồi đắp thành đảo nhân tạo), có thể là để tiếp liệu và sau đó quay lại vị trí tại Bãi Tư Chính vào ngày 14.7.</div> <div style="text-align: justify;">Theo chuyên gia này, tàu 35111 không trực tiếp tham gia hộ tống tàu Hải Dương Địa chất 8 nhưng cũng đã hiện diện tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong nhiều ngày. </div> <div> <table> <tbody> <tr> <td> <div> <div> <div> <blockquote> <div style="text-align: justify;"><strong>Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông</strong></div> <div style="text-align: justify;">Ngày 18.7, phát biểu tại Diễn đàn an ninh Aspen ở bang Colorado (Mỹ), đô đốc Philip Davidson, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, đã chỉ trích gay gắt các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông, theo <em>South China Morning Post.</em></div> <div style="text-align: justify;">Ông Davidson nêu ra việc quân sự hóa của Trung Quốc tại Biển Đông, bao gồm việc Bắc Kinh phóng 6 tên lửa đạn đạo chống hạm ra Biển Đông. Đô đốc Mỹ cũng chỉ trích tham vọng quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, cũng như phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hồi tháng 6.</div> <div style="text-align: justify;">Trước đó vài ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nhấn mạnh hành động của Trung Quốc đã đi ngược lại cam kết của Chủ tịch Tập Cận Bình vào năm 2015 là không quân sự hóa Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh Washington cực lực phản đối ý đồ của Bắc Kinh nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền phi pháp ở khu vực.</div> <div style="text-align: justify;">“Việc Trung Quốc quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông đi ngược lại cam kết năm 2015 của Chủ tịch Tập là không tiến hành những hoạt động như thế. Đó là hành động khiêu khích, làm phức tạp quá trình giải quyết hòa bình các tranh chấp, đe dọa an ninh của những quốc gia khác và làm tổn hại an ninh khu vực”, bà Ortagus cảnh báo.</div> </blockquote> </div> </div> </div> </td> </tr> </tbody> </table> </div> </div> </div> <p style="text-align: justify;"> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Tình hình thực địa gần khu vực Bãi Tư Chính - Vũng Mây
Theo thông tin được truyền thông quốc tế loan tải, các trung tâm nghiên cứu của Mỹ những ngày qua đã theo dõi về các diễn biến phức tạp ở Biển Đông.
Phát động phản công quy mô lớn, quân Ukraine nhận về tổn thất nặng nề
Thanh tra Chính phủ: 147 người bị kỷ luật do vi phạm kiểm soát tài sản
Đổi mới hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Tin bão số 10 mới nhất: Đang trên vùng biển phía Tây Nam giữa Biển Đông
Ukraine lập phòng tuyến cuối cùng ở Pokrovsk, quân Nga tấn công tổng lực
Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine, mặt trận Kursk thêm căng thẳng
Mới đây, ông Trump thông báo rằng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine kèm theo điều kiện khiến mặt trận Kursk càng thêm căng thẳng.
Giao tranh ở mặt trận Pokrovsk, 5 lữ đoàn Ukraine phản công trong vô vọng
Trong những ngày qua, quân đội Ukraine (AFU) phải tung nhiều đơn vị mạnh tiếp viện cho thành phố Pokrovsk, ở phía tây tỉnh Donetsk, tuy nhiên 5 lữ đoàn Ukraine gặp phải hỏa lực dữ dội của quân Nga, khiến họ thiệt hại nặng.
Phát hiện thi thể người đàn ông trong ngõ nhỏ, nghi do rơi tầng cao
Sáng 24/12, người dân tá hỏa phát hiện thi thể nam giới nằm dưới nền đường ngõ 30 Tạ Quang Bửu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, nghi ngờ nạn nhân rơi từ tòa nhà cao tầng gần đó.
Hà Nội: CSGT dùng xe đặc chủng cứu bé 3 tuổi ngất trên xe khách
Thấy một bé trai đã ngất, có dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng. Tổ trưởng đã báo ban chỉ huy đội và dùng ô tô đặc chủng để chở cháu bé và gia đình đến Bệnh viện Nhi Trung ương để cấp cứu.
Lỗ hổng nào khiến yếu nhân Nga liên tục bị ám sát?
Trong cuộc chiến tình báo, mục tiêu cuối cùng của hầu hết các cuộc chiến tranh là chiến thắng. Ngành tình báo của Nga xuất hiện những lỗ hổng khiến tướng tư lệnh Binh chủng Hóa học và nhà khoa học hàng đầu Nga bị sát hại.
Nga cắt đường H15, quân Ukraine lo sốt vó
Quân đội Nga cắt đứt đường cao tốc H15, từ Kurakhove đi Zaporozhye, khiến hàng nghìn quân Ukraine bị bao vây ở Kurakhove, như cá nằm trong chậu, khó có đường thoát.
Đà Nẵng đến Khánh Hòa có mưa to
Ngày 24/12, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại; Khu vực Đà Nẵng đến Khánh Hòa có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông.
Lãng phí là thách thức lớn với sự phát triển bền vững quốc gia
Chủ tịch Phan Xuân Dũng nhấn mạnh, lãng phí không chỉ là một vấn đề kinh tế - xã hội nhức nhối, mà còn là thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của quốc gia.
Từ sáng 24/12, thông xe 2 làn trên đèo Khánh Lê
Từ 7h ngày 24/12, cơ quan chức năng sẽ cho phép tất cả các phương tiện lưu thông 2 làn trên toàn bộ khu vực đèo Khánh Lê nối 2 tỉnh Khánh Hoà – Lâm Đồng.
Xe tải ngùn ngụt bốc cháy trên đường Vành đai 3 trên cao
Xe tải đang di chuyển trên đường Vành đai 3 trên cao, hướng Linh Đàm về Mỹ Đình, khi tới cuối đường Nguyễn Xiển bất ngờ bốc cháy ngùn ngụt.
Chiến sự Kursk căng thẳng, lữ đoàn Ukraine dần cạn kiệt xe tăng M-1 Abrams
Lữ đoàn Cơ giới số 47 của Quân đội Ukraine đang cạn kiệt xe tăng M-1 Abrams, Ukraine phải điều động những chiếc xe tăng M-1 Abrams cuối cùng tới Kursk trong bối cảnh chiến sự đang ngày càng căng thẳng.