Thức khuya hại gan

(khoahocdoisong.vn) - Buổi tối vào khoảng từ 23h đến 1h sáng hôm sau là thời gian hệ thống sinh học của cơ thể nghỉ ngơi, trong khi gan tập trung làm nhiệm vụ thải độc.

Chị Nguyễn Thị H. (33 tuổi, Hà Nội) có thói quen thức khuya làm việc, có hôm 1 - 2h đêm mới đi ngủ. Mới đây, chị đi khám bệnh phát hiện viêm gan B, gan nhiễm mỡ... Bác sĩ khuyên chị không nên thức khuya sẽ gây tổn hại cho gan.

Lời bàn: BS Nguyễn Văn Thắng, nguyên Trưởng khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, gan là bộ phận lưu trữ điều chỉnh các chức năng của máu. Nếu cơ thể được nghỉ ngơi trong trạng thái yên tĩnh, khi nhu cầu máu của các bộ phận giảm xuống thì lượng máu đó được trở lại gan. Khi vận động, học tập, làm việc gia tăng, nhu cầu máu gia tăng, lượng máu tích lũy trong gan lưu thông nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Buổi tối vào khoảng từ 23h đến 1h sáng hôm sau là thời gian hệ thống sinh học của cơ thể nghỉ ngơi, trong khi gan tập trung làm nhiệm vụ thải độc, loại bỏ các chất dư thừa, độc hại, đồng thời chuyển hóa các chất dinh dưỡng đi nuôi các tế bào. Từ 1 đến 3h túi mật trong gan giúp cơ thể tiêu hóa chất béo, cholesterol trong thức ăn và máu.

Các chức năng này sẽ đạt hiệu quả cao nhất nếu cơ thể ở trong trạng thái ngủ say. Do đó, nếu chúng ta thức khuya sẽ làm thay đổi đồng hồ sinh học, làm tăng sinh nhiều phản ứng oxy hóa sản sinh ra nhiều chất trung gian độc hại, gây khó khăn cho quá trình thực hiện nhiệm vụ thải độc của gan, thậm chí có thể làm tổn thương gan. Với người nhiễm virus viêm gan B, tế bào bị hư hại sẽ rất khó phục hồi và có khả năng nguy hiểm hơn.

Vì vậy, không nên thức khuya, nên nghỉ ngơi trước 23h để có được giấc ngủ sâu vào khoảng từ 1 đến 3h  sáng, bởi đây là thời gian tốt nhất nuôi dưỡng máu trong gan.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top