Nước sạch bằng vi sinh lưỡng tính
Mới đây, ngày 20/3 ông Huỳnh Uy Dũng (thường gọi là Dũng Lò Vôi), Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đại Nam và Công ty CP xử lý nước thải Hằng Hữu Huỳnh (Bình Dương) đã ra Đà Nẵng trình bày với lãnh đạo UBND TP và các sở, ngành hữu quan về kế hoạch tham gia triểm khai các hạng mục đầu tư xử lý nước thải, tái tạo môi trường sạch cho TP Đà Nẵng, cụ thể là đề xuất xử lý ô nhiễm tại hồ Vĩnh Trung (quận Thanh Khê) bằng công nghệ vi sinh.
Để khẳng định hiệu quả việc xử lý nước thải này, ông Huỳnh Uy Dũng đã xây dựng hai hồ mô phỏng theo hồ Thạc Gián – Vĩnh Trung tại Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) để thử nghiệm xử lý toàn bộ nước thải vườn thú, nước thải sinh hoạt của khu du lịch này trước khi chính thức đề xuất xử lý bằng công nghệ vi sinh đối với hồ Vĩnh Trung.
Theo ông Huỳnh Uy Dũng, hồ Vĩnh Trung (diện tích hơn 1,5ha, thuộc phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê) được xem là đầu nguồn tiếp nhận lượng nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất chưa xử lý của cả vùng đô thị chung quanh, sau đó một phần chất thải tích lũy thành bùn, một phần tiếp tục theo dòng chảy sang hồ Thạc Gián cùng với lượng nước thải chưa xử lý tiếp nhận từ các cửa xả vào hồ Thạc Gián, rồi theo dòng chảy đến hồ 29/3.
“Chúng tôi mong muốn tự đầu tư, lắp đặt thiết bị xử lý nước tại hồ Vĩnh Trung theo công nghệ nuôi cấy vi sinh đặc chủng. Đây là vi sinh lưỡng tính, sống được cả trong môi trường hiếu khí lẫn thiếu khí để giải quyết triệt để ô nhiễm tại các hồ, tái tạo môi trường nước đạt loại A và sẽ trao tặng lại cho chính quyền và cư dân địa phương một hồ sạch đẹp, trở thành điểm tham quan sinh thái với điểm nhấn là đàn cá KOI được nuôi bằng nước đã xử lý trong hồ”, ông Huỳnh Uy Dũng cho biết trên Infonet.vn.
Công nghệ chưa từng có trên thế giới?
GS.TSKH Dương Đức Tiến, Trung tâm Công nghệ Sinh học Phục vụ đời sống và sản xuất cho rằng, công nghệ xử lý nước thải bằng vi sinh vật là xu hướng chung của thế giới do không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên việc xử lý để nước thải trong lành, cá sống được không phải là dễ dàng. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều nghiên cứu, nhiều đơn vị đã triển khai xử lý nước thải bằng vi sinh vật, đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
Nước sau xử lý đương nhiên nếu đạt chuẩn thì cá có thể sống được. Đây không phải là điều gì quá mới mẻ. Các chủng vi sinh vật xử lý nước có rất nhiều. Nếu chỉ áp dụng ở mức độ gia đình, trong một khu nào đó thuộc quản lý của cá nhân thì không sao, nhưng nếu đem áp dụng rộng rãi thì phải công bố rõ danh tính và mật độ vi khuẩn. Điều này thì phải xin phép các cơ quan chức năng.
“Khi áp dụng ra môi trường thì phải công bố đó là chủng vi sinh vật nào để các cơ quan quản lý cấp phép. Không thể nói là bí mật công nghệ vì nếu không có giấy phép của các ngành chức năng thì không được áp dụng. Những vi khuẩn nào tham gia vào quá trình chuyển hóa. Ví dụ như xử lý nước nuôi trồng thủy sản thì phải có sacchomices từ 10 6 đến 10 8 hoặc thành phần khuẩn ballcileus là bao nhiêu. Vi khuẩn hấp thụ kim loại nặng là vi khuẩn gì, đảm bảo cho môi trường như thế nào”, GS.TSKH Dương Đức Tiến cho biết.
Là người từng lọc nước nước sông Tô Lịch thành nước uống, PGS.TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa, ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội cho rằng, việc sử dụng vi sinh vật đặc chủng là rất khó vì cần đến điều kiện khắt khe thì vi sinh vật đặc chủng này mới sống được. Đa phần trong xử lý nước ô nhiễm hiện nay là người ta sẻ dụng vi sinh vật tại chỗ, chỉ cần bổ sung thưc ăn thiếu và oxy và hạn chế nguồn ô nhiễm là có thể tạo ra môi trường nước sạch. Nếu không công bố thành phần vi sinh vật đặc chủng đó là gì thì khó để nói xác xuất thành công đến đâu.
“Nước sau khi xử lý mà đạt loại A thì gần như là loài cá nào cũng sống được chứ không chỉ riêng cá Koi”, PGS.TS Trần Hồng Côn