Nhịn ăn có thể giúp giảm cân nhanh trong thời gian ngắn nhưng lại khiến bạn tăng cân nếu kéo dài chế độ này. Khi cơ thể bị bỏ đói, có xu hướng ăn nhiều hơn nhu cầu thực để bù đắp nguồn năng lượng thiếu hụt. Nhịn ăn cũng khiến quá trình trao đổi chất bị chậm lại, cơ chế dự trữ mỡ thừa được kích hoạt để duy trì nguồn năng lượng cho cơ thể. Do đó, sau thời gian dài nhịn ăn, có thể tăng cân nhanh và tích nhiều mỡ hơn. Ảnh Internet |
Thiếu ngủ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, hết năng lượng, khiến bạn có xu hướng thèm ăn thực phẩm chứa nhiều đường, gây tăng cân. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra việc giảm thời lượng giấc ngủ sâu (REM) có thể cản trở sự phát triển của cơ bắp, gây tăng cân nhanh chóng. Ảnh Internet |
Ăn vặt liên tục việc ăn uống theo cảm xúc này có thể dẫn đến tăng cân vì nó thường liên quan đến việc thưởng thức các loại thực phẩm thoải mái, không tốt cho sức khỏe và chứa nhiều calo. Ảnh Internet |
Không uống đủ nước đôi khi khiến cơ thể bạn nhầm lẫn giữa cảm giác đói và cảm giác khát, dẫn đến việc cơ thể ăn nhiều hơn mức cần thiết. Vì vậy, bạn cần duy trì thói quen uống đủ lượng nước cơ thể cần trong 1 ngày và tốt nhất uống trước khi ăn, thay thế các loại nước ngọt có ga, soda bằng nước lọc. Ảnh Internet |
Căng thẳng kéo dài: Khi tinh thần của bạn thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, stress kéo dài có thể khiến bạn tăng cân. Căng thẳng làm tăng nồng độ cortisol gây ra các vấn đề về đường huyết và tăng cân. Tình trạng tăng cân do căng thẳng còn được gọi là hội chứng cushing, nó khiến quá trình trao đổi chất diễn ra chậm, gây tích mỡ thừa đặc biệt ở vùng eo. Bên cạnh đó, căng thẳng còn dẫn đến hàng loạt các vấn đề về sức khỏe khác. Ảnh Internet |
Ăn quá nhiều chất béo lành mạnh, điều này có thể gây tăng cân. Chất béo chứa nhiều calo trên mỗi gam hơn protein hoặc carbs nên lượng calo hấp thụ đối với chất béo cao hơn. Ảnh Internet |
Nhai vội, nuốt nhanh: Những người có thói quen nhai vội, nuốt nhanh khó giảm cân hơn những người ăn chậm, nhai kỹ vì khi ăn quá nhanh, bạn dễ ăn nhiều hơn so với nhu cầu thực của cơ thể. Ăn chậm giúp no lâu, tiêu hóa tốt hơn, hạn chế tích tụ mỡ thừa. Nghiên cứu được thực hiện tại London, Anh cho thấy những người ăn chậm tiêu thụ ít hơn 66 calo mỗi bữa so với những người ăn nhanh. Ảnh Internet |
Bỏ bữa sáng là thói quen không tốt cho sức khỏe và khiến bạn khó giảm cân. Khi không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể sau một giấc ngủ dài, quá trình trao đổi chất sẽ chậm lại, cơ thể sẽ hạn chế tiêu hao calo, khiến bạn dễ tích mỡ thừa hơn. Ảnh Internet |
Ăn nhiều sau khi tập luyện: Sau khi vừa tập thể dục, nhất là những bài thể dục nặng cơ thể sẽ bị thiếu hụt calo và thèm ăn nhiều hơn. Ngay lúc này, việc ăn sáng có thể khiến bạn tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn dễ dẫn đến sự dư thừa calo ngay cả khi vừa tập luyện. Thay vào đó, bạn có thể ăn sáng trước khi bước vào tập luyện và sau đó là một bữa ăn nhẹ nhàng sau khi tập. Ảnh Internet |
Thói quen ăn nhiều đồ có vị đậm đà, nhiều muối, chế biến sẵn sẽ dẫn đến thừa natri, kéo theo tình trạng phù nề, tích nước, khiến cơ thể nặng nề, tăng cân. Để hạn chế phù nề do thừa natri, bạn nên tiết chế gia vị trong nấu ăn, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn đồng thời bổ sung thực phẩm giàu kali để cân bằng lượng natri trong cơ thể. Ảnh Internet |