Thời điểm tiêm văcxin Covid-19 ở bệnh nhân ung thư

(khoahocdoisong.vn) - Các dữ liệu nghiên cứu cho thấy không có sự gia tăng các tác dụng phụ nghiêm trọng ở bệnh nhân ung thư tiêm văcxin Covid-19 so với các đối tượng khác. Thời điểm tiêm phụ thuộc vào phác đồ điều trị.

Hỏi: Tôi nghe nói bệnh nhân ung thư có thể tiêm văcxin Covid-19, nhưng không rõ vừa phẫu thuật xong và đang hóa trị liệu có tiêm được không? 

Lê Phương Hạnh (Hà Nội)

ThS.BS Trịnh Thế Cường, Khoa Hóa trị liệu, Bệnh viện E T.Ư: Các dữ liệu nghiên cứu cho thấy không có sự gia tăng các tác dụng phụ nghiêm trọng ở bệnh nhân ung thư tiêm văcxin Covid-19 so với các đối tượng khác. Thời điểm tiêm phụ thuộc vào phác đồ điều trị. Bệnh nhân ghép tế bào gốc/liệu pháp tế bào miễn dịch thì nên tiêm văcxin ít nhất 3 tháng sau khi thực hiện liệu pháp.

Với ung thư huyết học (u lympho, đa u tủy xương…): Khi điều trị hóa chất gây độc tế bào thì nên trì hoãn đến khi bạch cầu trung tính hồi phục.

Với ung thư tạng đặc: Ví dụ như ung thư phổi, vú.... bệnh nhân đang điều trị hóa chất gây độc tế bào, thuốc điều trị đích, thuốc ức chế kiểm soát miễn dịch hoặc liệu pháp miễn dịch như Pembrolizumab… nên tiêm khi ngay khi có văcxin. Trường hợp đại phẫu tiêm cách ít nhất một vài ngày.

Chú ý: Trong thực hành lâm sàng, khoảng 10 ngày đầu sau truyền hóa chất hay xảy ra hạ bạch cầu, nên tránh tiêm thời điểm này (khi xuất hiện sốt thì không thể phân biệt được sốt do văcxin hay sốt do hạ bạch cầu).

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top