Theo Bộ LĐTBXH, đây là con số cần phải chú ý, vì nó không giảm đi nhiều so với kết quả khảo sát năm 2010 và vẫn tồn tại cho tới tận bây giới. Trong đó, hơn 90% nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới không tìm kiếm bất kỳ sự trợ giúp nào từ chính quyền.
Thậm chí, một nửa trong số đó chưa từng kể với ai về tình trạng bạo lực của mình. Thiệt hại kinh tế do bạo lực đối với phụ nữ gây ra chiếm tới 1,81% GDP của cả nước.
Hầu hết phụ Việt đều âm thầm chịu đựng bạo lực giới. Tỉ lệ bị bao lực gây thương tổn nặng từ thể xác tới tinh thần chiếm tỉ lệ không nhiều nên hầu hết các vụ bạo lực không được công khai hoặc bị truy tố trước pháp luật.
Hiện nay, Chính phủ cũng như các cơ quan chức năng có liên quan liên tục tuyên truyền, ra các quy định,… nhằm bảo vệ phụ nữ khỏi bạo lực giới. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội cho rằng, công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức nếu thiếu đi sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành.
Nhất là từ chính quyền địa phương tới các cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ và mỗi người dân trong cộng đồng. Vì địa phương mới là đơn vị sát sao nhất, nắm bắt rõ nhất tình hình của các nạn nhân. Họ hiểu và đưa ra được các biện pháp hiệu quả.
Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam vẫn còn tồn tại hiện tượng người bị bạo lực bị kỳ thị, yếu thế và đơn độc. Điều này khiến cho phụ nữ bị tổn thương cảm thấy bị tổn thương, ảnh hưởng tới tâm lý khi hòa nhập lại với cộng đồng hoặc cân bằng lại cuộc sống.
Chính vì vậy, theo bà Hà, người bị bạo lực cần phải được bảo vệ sớm để quay trở lại cuộc sống thường ngày, còn người gây bạo lực cần được xử lý nghiêm minh.
Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 ít nhất 50% người bị bạo lực trên cơ sở giới tìm kiếm sự hỗ trợ từ các cơ quan cung cấp dịch vụ. Tất cả những người bị bạo lực có nhu cầu được trợ giúp đều được hỗ trợ bằng các hình thức khác nhau.