Các báo truyền thống được in giấy trắng mực đen nên lời lẽ ngôn ngữ của các nhà báo khi viết đều được tính toán cân nhắc bởi vì “bút sa gà chết”. Ảnh internet: Các sạp báo giấy không còn nhiều. |
Mạng xã hội đang xây dựng một tính cách xấu xí
Mạng xã hội khác biệt về mặt hình thức, phương diện truyền tải nội dung so với các báo chính thống. Các báo truyền thống được in giấy trắng mực đen nên lời lẽ ngôn ngữ của các nhà báo khi viết đều được tính toán cân nhắc bởi vì “bút sa gà chết”. Còn bây giờ, ai cũng có thể trở thành “nhà báo”, ai cũng có thể viết chia sẻ thông tin, nhận xét hay bình phẩm về người khác.
Các thông tin trên mạng xã hội cũng vì nhanh, vì dễ dàng, và tăng độ thu hút, người viết đôi khi sử dụng ngôn ngữ rất tùy tiện. Thông tin đưa trên mạng xã hội còn nóng, kịp thời sự và việc xử lý còn lại có thể để “sau”. Nếu chẳng may sai sót xảy ra người ta sửa cũng dễ dàng hơn, thậm chí lỗi chính tả cũng nhiều hơn.
Mạng xã hội sử dụng các nick ảo, sống theo trào lưu nên người ta sẵn sàng làm mọi thứ. Có lẽ bạn đọc còn nhớ đến câu chuyện về người thanh niên đã lao đến cố gắng cứu lấy đứa trẻ rơi từ trên cao xuống. Trong khi một bên gọi anh là người hùng, một bên lại phân tích xem ở góc độ đó, anh có cứu được đứa bé không… Bởi lẽ mạng xã hội dễ dàng tung hô và đẩy con người lên cao quá, nên đôi khi người có tâm giống như “làm phúc phải tội” vì bị bao nhiêu người lôi ra bình phẩm, soi mói đủ mọi thứ. Điều đó khiến điều tốt, điều thiện và cái đẹp dần bị méo mó, thui chột.
Cùng với mạng xã hội như Facebook, chúng ta có thể dễ dàng bày tỏ những quan điểm, tình cảm một cách dễ dàng hơn. Người Việt chúng ta không hay nói “Con yêu mẹ”, “mẹ yêu con” hoặc “con nhớ mẹ, nhớ bố”. Trên mạng xã hội, chúng ta có thể thể hiện điều đó một cách dễ dàng. Chúng ta quan tâm nhau hơn bày tỏ cảm xúc nhiều hơn, lời xin lỗi cũng dễ dàng hơn.
Khi tôi mới bắt đầu sử dụng mạng xã hội, tôi rất thích vì sự kết nối rộng khắp, đặc biệt với người thân ở nước ngoài hay những người bạn cũ. Ảnh minh họa |
Khi tôi mới bắt đầu sử dụng mạng xã hội, tôi rất thích vì sự kết nối rộng khắp, đặc biệt với người thân ở nước ngoài hay những người bạn cũ. Mạng xã hội cho tôi cảm giác mọi người vẫn luôn ở gần nhau gặp mặt hằng ngày.
Mạng xã hội nếu được sử dụng đúng mục đích có thể truyền năng lượng tích cực. Nhưng một mặt khác, mạng xã hội đang xây dựng một tính cách xấu xí cho con người. Ngôn ngữ đang được sử dụng như một phương cách bạo lực.
Mạng xã hội đang xây dựng một tính cách xấu xí cho con người. Ngôn ngữ đang được sử dụng như một phương cách bạo lực. Nguồn internet |
Rất nhiều thứ không thể kiểm soát
Điều đáng sợ hơn, nhiều người cho phép mình chia sẻ những lời nhục mạ xúc phạm người khác, tẩy chay nhau. Người lớn, cọ sát với nhiều nỗi thăng trầm có thể không sao. Còn những thanh thiếu niên 18, 20 ngày nay khó chịu được những cú sốc lớn và dễ dẫn đến những hành vi nông nổi, manh động.
Chúng ta đã chứng kiến nhiều trường hợp ca sĩ nghệ sĩ, diễn viên trẻ ở một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc đã bị mạng xã hội công kích, dồn đến bước đường cùng và tự sát.
Điều lo lắng khác ở những người đã có gia đình và có con cái là mạng xã hội hiện nay có rất nhiều thứ không thể kiểm soát được. Những đứa trẻ lớn lên và trưởng thành, sự lệch lạc của mạng xã hội đang dần xây dựng cho chúng những thẩm mỹ bất bình thường.
Giá trị cuộc sống ngày càng trở nên hỗn loạn. Có một bà mẹ đã từng chia sẻ trên trang cá nhân của mình rằng: “Tối qua mình thấy hoảng khi facebook hiện lên hình ảnh nhà nhà ngồi xếp lớp coi chửi. Làm mình nhớ thời nhà nhà coi phim Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc). Nhưng thời đó vui hơn; giờ thấy nặng nề mệt mỏi quá. Mà sao để con nít cùng coi? Lạ lùng quá. Chúng học được gì từ đấu trường đó?”.
Khi những thông tin bạo lực, tiêu cực xuất hiện với tần suất dày đặc như một thường quy trên mạng xã hội, bọn trẻ sẽ càng xem đó là điều bình thường.
Người ta sử dụng mạng xã hội để kiếm tiền nên YouTuber sẽ đi làm những video như bới móc đời tư, những thứ xấu xí… thu hút càng nhiều người xem càng nhiều quảng cáo.
Không thể chỉ đổ lỗi cho mạng xã hội. Càng hỗn loạn, thì mỗi người càng cần phải xây dựng cho mình một nền tảng kiến thức, nền tảng đạo đức vững chắc, để không bị ảnh hưởng bởi những tiêu cực bên ngoài.
PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam (Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM Cơ sở 2)