<div> <p><strong>Một số cá nhân "ăn" lãi ngoài</strong></p> <p>Cụ thể, TTCP kết luận, việc Vinashin tạm ứng 4.190 tỷ đồng để hỗ trợ hoàn thiện các tàu không đúng như phương án trình, nhiều khoản hỗ trợ không đảm bảo nguyên tắc dẫn đến thiệt hại hơn so với không đầu tư.</p> <p>Theo kết luận của TTCP, Vinashin đã nhận trên 2.200 tỷ đồng tạm ứng từ PVN nhưng không mở tài khoản để theo dõi đặc biệt, mà sử dụng tài khoản chung mở tại Ngân hàng OceanBank (theo dõi chung cho tất cả các nguồn thu khác), trên sổ sách kế toán tại Vinashin cũng không theo dõi riêng. </p> <p>Việc thu, chi đối với số tiền này là không thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính, gây khó khăn cho việc kiểm tra, giám sát đối với nguồn 2.200 tỷ đồng.</p> <p>Điển hình là việc Vinashin đã sử dụng 166,22 tỷ đồng từ nguồn 2.200 tỷ để chi hỗ trợ các đơn vị thi công hoàn thiện 19 tàu dự kiến bàn giao năm 2011 trong khi đã đề nghị, phê duyệt sử dụng nguồn 4.190 tỷ đồng, cho thấy việc theo dõi, sử dụng các nguồn tiền của Vinashin là không chính xác.</p> <p>Việc xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn vốn 2.200 tỷ đồng của Vinashin báo cáo Thủ tướng Chính phủ (tại Văn bản số 3323/CNT-TCKT) để hỗ trợ trả nợ cấp bách không sát với thực tế. Có 4 khoản chi, số tiền 378,349 tỷ đồng dùng để trả nợ cấp bách, nhưng không có trong Kế hoạch đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Vinashin đã chi mà không báo cáo Thủ tướng là không thực hiện đúng hướng dẫn của bộ Tài chính.</p> <p>Vinashin chi 171,1 tỷ đồng hỗ trợ cho 2 công ty nộp thuế (Công ty Hạ Long 167,654 tỷ đồng, Công ty Bến Kiền 3,515 tỷ đồng) trong thời gian chưa nộp thuế. 2 công ty này đã gửi ngân hàng thu lãi và Công ty Hạ Long sau khi hoàn thuế cũng không trả ngay cho Vinashin mà gửi ngân hàng thu lãi. Đến nay, Công ty Bến Kiền còn nợ 3,11 tỷ đồng tiền hỗ trợ nộp thuế.</p> <p>Qua đó cho thấy Vinashin chưa kịp thời kiểm tra, giám sát việc sử dụng, không đôn đốc các đơn vị thực hiện việc hoàn trả tiền hỗ trợ. Dù Vinashin đề nghị Thủ tướng "trong thời gian nhàn rỗi cho phép Vinashin được sử dụng công cụ tiền gửi có kỳ hạn tại Oceanbank để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn", tuy chưa được Thủ tướng đồng ý nhưng Vinashin đã gửi tiền để thu lãi. </p> <p>Cũng theo kết luận thanh tra, một số cá nhân thuộc Vinashin đã chiếm đoạt tiền lãi ngoài hợp đồng do Oceanbank chi trả, vi phạm luật pháp, và phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.</p> <p>Quá trình tiếp nhận, chuyển giao doanh nghiệp/dự án từ Vinashin sang PVN, có những tồn tại, vi phạm. Như: Chuyển giao/tiếp nhận tài sản không thuộc danh mục đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 926, chưa thực hiện chuyển giao/tiếp nhận vốn góp bằng tiền của Vinashin trong Công ty cổ phần Hoàng Anh, Nam Định, hàng năm không đối chiếu công nợ; PVN chưa hoàn hành việc thanh toán các chi phí đầu tư cho SBIC, chưa thanh toán cho chủ đầu tư các chi phí đầu tư tàu chở dầu thô Aframax 104.000DWT để trả nợ cho SBIC.</p> <p>Việc Vinashin vay vốn ngắn hạn tại BIDV Bắc Hà Nội để thanh toán một số khoản chi phí đóng mới FSO-5 và dùng FSO-5 thế chấp, trong khi FSO-5 được sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau, nhưng BIDV Bắc Hà Nội và Vinashin không thực hiện thủ tục lập hợp đồng thế chấp theo yêu cầu của BIDV Việt Nam.... cần được Ngân hàng Nhà nước kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.</p> <p><strong>Quản lý, sử dụng nguồn vốn cấp tạm ứng 4.190 tỷ đồng</strong></p> <p>Theo đó, Vinashin/SBIC không theo dõi riêng đối với nguồn hỗ trợ này, mà sử dụng 1 tài tại Ngân hàng Oceanbank (theo dõi chung cho tất cả các nguồn thu), trên sổ sách kế toán tại Vinashin cũng không theo dõi riêng, gây khó khăn trong việc kiểm tra, kiểm soát, quản lý, sử dụng.</p> <p>Vinashin xây dựng phương án sử dụng vốn có nhiều nội dung thiếu căn cứ, không phù hợp nguyên tắc sử dụng vốn tạm ứng, một số tàu được hỗ trợ từ nguồn 4.190 tỷ đồng nhưng không triển khai. </p> <p>Việc lập và sử dụng các chứng từ, tài liệu rút vốn 4.190 tỷ đồng về gửi ngân hàng: Chủ tịch HĐTV Vinashin ký Nghị quyết số 233/NQ-CNT ngày 21/11/2011 phê duyệt chủ trương hỗ trợ vốn hoàn thành các sản phẩm kế hoạch năm 2012, Tổng giám đốc Vinashin ký các Quyết định hỗ trợ vốn cho các tàu bàn giao năm 2012 không đúng quy định (không có hồ sơ trình, không có Biên bản họp HĐTV và/hoặc Phiếu xin ý kiến các thành viên HĐTV), ký nhưng không gửi cho các bộ phận thực hiện và các đơn vị được hỗ trợ vốn; Vinashin đã sử dụng các tài liệu này cùng với bản danh sách các tàu dở dang được Bộ GTVT xác nhận để làm cơ sở giải ngân 3.075,679 tỷ đồng từ Kho bạc Nhà nước. Sau đó gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng, thu lãi. </p> <p>Đáng chú ý, theo Quyết định của Thủ tướng, nguồn tạm ứng 4.190 tỷ đồng để Vinashin tập trung phục vụ ngành nghề sản xuất kinh doanh chính và hoàn thành các hợp đồng đóng tàu dở dang..., nhưng khi tiếp nhận 4.190 tỷ đồng, Vinashin đã sử dụng gửi có kỳ hạn tại ngân hàng trong khi chưa được Thủ tướng cho phép.</p> <p><strong>Hàng loạt lãnh đạo dính trách nhiệm</strong></p> <p>Ngày 30/6/2018, SBIC còn dư 1.748,957 tỷ đồng tại Oceanbank, nhưng khi Thủ tướng ban hành Quyết định số 12/QĐ-TTg thì SBIC không thu hồi được khoản tiền 1.050,4 tỷ đồng để nộp về bộ Tài chính. Việc này là có dấu hiệu cố ý làm trái, vi phạm nguyên tắc bảo toàn vốn. </p> <p>Một số cá nhân của Vinashin đã chiếm đoạt khoản tiền của Oceanbank chi lãi suất ngoài hợp đồng, vi phạm pháp luật, hiện đang được cơ quan tố tụng xử lý. Trách nhiệm thuộc về các ông: Nguyễn Ngọc Sự - Chủ tịch HĐQT/HĐTV Vinashin; Trương Văn Tuyến - Tổng giám đốc; Phạm Thanh Sơn - Phó tổng giám đốc; Trần Đức Chính - Trưởng ban Tài chính kế toán.</p> <p>Vinashin có ký hợp đồng với các ngân hàng thương mại để thực hiện kiểm soát sử dụng nguồn vỗn hỗ trợ 4.190 tỷ đồng, nhưng có nhiều nội dung không chặt chẽ, không cụ thể, làm giảm trách nhiệm của ngân hàng thương mại trong việc kiểm soát chi. Đồng thời, Vinashin/SBIC thực hiện việc điều chỉnh các hạng mục dự toán hoàn thiện tàu khi chưa có phê duyệt. </p> <p>Thực tế, việc kiểm soát chi của ngân hàng thương mại không đáp ứng được các yêu cầu, mục đích thanh toán phù hợp với dự toán hoàn thiện tàu đã được Vinashin phê duyệt. Việc chi hỗ trợ đóng 9 tàu cá mẫu vỏ thép với số tiền 59,045 tỷ đồng: SBIC không thực hiện đúng Quyết định số 1394/QĐ-TTg của Thủ tướng, khó thu hồi được đầy đủ số tiền đã hỗ trợ.</p> <p>Về việc hỗ trợ nộp thuế: Vinashin có phương án sử dụng nguồn 2.200 tỷ đồng để hỗ trợ các đơn vị nộp thuế, thực tế đã sử dụng 459,266 tỷ đồng từ nguồn 4.190 tỷ đồng là sử dụng sai. SBIC chưa kịp thời kiểm tra, giám sát để các đơn vị thành viên chậm nộp thuế và khi nhận được tiền hoàn thuế không chuyển trả ngay.</p> <p>Vinashin/SBIC gửi tiền ngân hàng để thu lãi hoặc giữ lại dùng cho việc khác. Không hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong sử dụng và thu hồi vốn; không có phương án chi tiết hoàn trả vốn hỗ trợ nộp thuế theo như cam kết tình hình tài chính các các đơn vị đều rất khó khăn, không có nguồn hoàn trả. Do đó, khó có khả năng thu hồi số tiền hỗ trợ nộp thuế còn nợ là 414,148 tỷ đồng.</p> <p>Đến thời điểm thanh tra, Vinashin/SBIC chưa thực hiện quyết toán việc sử dụng vốn cho các dự án hoàn thiện tàu như hướng dẫn tại Văn bản số 523/BTC-TCDN của Bộ Tài chính.</p> <p>Đáng nói, một số khoản hỗ trợ hoàn thiện tàu dở dang nhằm giảm lỗ, giảm nhiều thiệt hại nhưng không thu hồi được nguồn tiền tạm ứng, gây thiệt hại lớn hơn so với không đầu tư thêm. </p> <p>Điển hình, tàu 700TEU-NT29 của Công ty Nam Triệu gây thiệt hại số tiền 151,76 tỷ đồng cần phải được điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.</p> </div>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Thanh tra Chính phủ kết luận khoản tiền trên 6000 tỷ đồng liên quan Vinashin
Ngày 22/1, Thanh tra Chính phủ (TTCP) ra thông báo về kết luận thanh tra việc quản lý, sử dụng đối với 2.200 tỷ đồng của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) trả nợ cho Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), và số tiền 4.190 tỷ đồng Chính phủ tạm ứng cho Vinashin để tái cơ cấu.
Theo www.tienphong.vn
Nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin Nguyễn Ngọc Sự bị đề nghị mức án từ 18-20 năm tù
Cựu chủ tịch Vinashin bị phạt 13 năm tù
Truy tố nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên và nguyên TGĐ Vinashin
Quá trình “thâu tóm” hơn 105 tỷ đồng của nguyên lãnh đạo Vinashin
Cựu chủ tịch Vinashin bị đề nghị truy tố vì nhận lãi của Oceanbank
Kursk rực lửa, lữ đoàn số 22 của Ukraine bị loại khỏi vòng chiến đấu
Quân Ukraine tại mặt trận Kursk đang nỗ lực thực hiện nhằm thoát ra khỏi vòng vây ở quận Sudzhansky của vùng Kursk; Lữ đoàn số 22 của Ukraine tại Kursk bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Đêm 4/11: Hà Nội bắt đầu mưa, trời chuyển lạnh
Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ dự báo, tối và đêm nay (4/11), bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc sẽ ảnh hưởng đến thành phố Hà Nội.
Nhóm đối tượng đâm tử vong cô gái dừng đèn đỏ sẽ bị xử lý sao?
Liên quan đến vụ tai nạn giao thông trên phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội làm 1 cô gái trẻ tử vong, Cơ quan CSĐT Công an quận Hoàn Kiếm đã triệu tập 10 đối tượng để điều tra, làm rõ.
Tên lửa tàng hình Rampage của Israel đáng sợ như thế nào?
Hình ảnh tiêm kích F-16I của không quân Israel mang theo 4 tên lửa tàng hình Rampage đã gây sự chú ý lớn, tên lửa Rampage được hình thành như một vũ khí tăng cường khả năng tấn công các mục tiêu chiến lược.
ĐBQH: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
"Cần nghiêm trị những hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc bầu hay cây còn có khả năng cứu chặt đi để xin ngân sách trồng mới”, ĐB Nguyễn Lân Hiếu nêu ý kiến.
ĐBQH: Gỡ vướng thể chế, “điều trị” bệnh sợ trách nhiệm để bứt phá
Đại biểu cho rằng, một trong những lý do dẫn tới giải ngân đầu tư công chậm là do thể chế, vì vậy cần gỡ vướng để bứt phá. Cùng với đó, phải “điều trị” tới nơi tới chốn bệnh sợ trách nhiệm.
Xe máy va chạm ô tô lúc rạng sáng, cô gái tử vong tại chỗ
Ngày 4/11, Công an quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn khiến 2 người thương vong tại khu vực ngã tư Minh Khai - Kim Ngưu.
Nga tiến công mạnh mẽ, phòng tuyến Donbas đang dần sụp đổ
Kiev đang đứng trước tình thế rất khó khăn khi Nga đang tấn công cực kỳ mạnh mẽ vào miền đông Ukraine, đặc biệt là Donbass.
Vì sao UAV “rồng lửa” của Ukraine đột ngột biến mất khỏi chiến trường?
Từ những ngày đầu sử dụng trên chiến trường, UAV "rồng lửa” mang lại rất nhiều thử thách cho Quân đội Nga, nhưng sau đó nó bộc lộ một số yếu điểm “chí mạng” khiến Ukraine không còn áp dụng nhiều chiến thuật này.
Vụ xóa dòng chữ “Sơn Hải bảo hành 10 năm”: Giải pháp nào cân bằng?
Mới đây, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hả i (Tập đoàn Sơn Hải), đơn vị thi công dự án cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đã gây chú ý khi phản ánh về dòng chữ "Đoạn đường Sơn Hải bảo hành 10 năm" bị xoá trên cao tốc.
Hà Nội: Bắt nhóm “quái xế” tông cô gái tử vong phố Trần Hưng Đạo
Phòng Cảnh sát Hình sự (Công an TP Hà Nội) và Công an quận Hoàn Kiếm đã tạm giữ 9 đối tượng, trong đó có 2 nghi can trong vụ việc đoàn "quái xế" tông tử vong cô gái 27 tuổi ở ngã tư Trần Hưng Đạo-Bà Triệu.