Tay chân lạnh ngắt vào mùa đông báo hiệu 12 bệnh lý nguy hiểm

Loại trừ nguyên nhân do cơ thể tiếp xúc lâu trong môi trường lạnh khiến chân tay lạnh cóng còn nếu đã đi tất, đeo găng tay… mà chân tay vẫn lạnh, cần phải nghĩ tới các bệnh lý và tìm cách khắc phục.

Theo các bác sĩ bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, tay chân lạnh ngắt không thể coi thường bởi có thể nó là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể:

Thiếu máu và tuần hoàn kém:

Thiếu máu cục bộ ở các đầu ngón tay, ngón chân thường gây ra co thắt, da nhợt nhạt, yếu và bàn tay lạnh

Rối loạn thần kinh giao cảm: bị đổ mồ hôi tay chân dù trời nóng hay lạnh, vận động nhiều hay ít và không liên quan đến bệnh lý nào khác thì nhiều khả năng nguyên nhân là do rối loạn thần kinh giao cảm. Vị trí ra nhiều mồ hôi thường có tính chất đối xứng như ở 2 bàn chân, 2 bàn tay, 2 nách, đầu mặt…

Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng

Đói, thiếu i ốt, chế độ ăn kiêng quá khắt khe, không đảm bảo chất dinh dưỡng, thiếu vitamin B12 - vitamin có vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào máu đỏ dẫn tới thiếu máu, thiếu sắt, lượng hồng cầu trong máu hạ thấp làm cho chân tay lạnh và có cảm giác tê buốt như bị kim châm.

Suy giáp

Tuyến giáp là tuyến nhiệt chủ yếu trong cơ thể chúng ta. Khi bị suy giáp, cơ thể sẽ vô cùng mệt mỏi, tóc rụng nhiều, trí nhớ giảm sút và chân tay dễ bị lạnh vào mùa đông.

Huyết áp thấp

Những người khỏe mạnh nhưng có huyết áp thấp thường tập trung dòng máu vào phần thân mình, khiến các đầu ngón tay, chân bị lạnh.

Tâm lý lo lắng và căng thẳng quá độ

Căng thẳng hay lo lắng cao độ cũng là nguyên nhân khiến chân tay lạnh. Cơ thể của người thường xuyên lo lắng có một phản ứng khá tự nhiên là sản xuất ra hormone adrenaline, làm giảm lưu lượng máu đến các vùng ngoài cùng của cơ thể. Từ đó, dẫn đến hiện tượng bị tắc nghẽn mạch, không đủ nuôi dưỡng tế bào trên cơ thể, đặc biệt là ở phần tay và chân.

Bệnh về tim mạch

Khi nhiệt độ bên ngoài thay đổi, khả năng lưu thông máu tới các chi của những người mắc một số bệnh về tim mạch có thể bị giảm.

Rối loạn nội tiết

Suy giảm hormone testosterone ở nam giới và estrogen ở nữ giới sẽ khiến bộ phận cảm biến thân nhiệt hoạt động rối loạn, kích thích tuyến mồ hôi bài tiết nhiều hơn.

Bệnh tuyến giáp

Có quá nhiều hormone tuyến giáp (cường giáp) hoặc thiếu hụt hormone tuyến giáp (suy giáp) đều gây rối loạn chuyển hóa khiến cơ thể tăng tiết mồ hôi. Không chỉ bị đổ nhiều mồ hôi, người bệnh còn bị mất ngủ, tim đập nhanh, sụt cân nhanh, tâm trạng bất ổn…

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân

Trong Đông y phong thấp là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh như đau đầu, lịch tiết phong (viêm khớp dạng thấp), rối loạn mỡ máu, đau nhức xương khớp và đặc biệt là ra mồ hôi tay chân. Điều này xảy ra là do dương khí trong cơ thể bị thoát ra ngoài làm tắc nghẽn đường kinh ở tứ chi khiến bàn tay, bàn chân thường xuyên đổ mồ hôi và lạnh. Đây là nguyên nhân chính khiến nhiều người bị ra mồ hôi và lạnh tay chân trong mùa lạnh.

Đái tháo đường

Người bị đái tháo đường (tiểu đường) có lượng đường trong máu cao. Điều này khiến mạch mạch bị thu hẹp, giảm lượng máu cung cấp đến các tế bào. Không chỉ bị lạnh chân, người bệnh còn có các triệu chứng khác như: bị ngứa ran hoặc có cảm giác như bị kim châm, tê hoặc đau rát ở bàn chân và các ngón chân.

Bệnh Lupus: Căn bệnh này có thể tấn công các mạch máu nhỏ trong da của bàn tay và bàn chân và ngăn ngừa sự di chuyển máu bình thường. Kết quả là bàn tay, bàn chân bạn bị lạnh hoặc ra mồ hôi.

Một số biện pháp giúp giữ ấm chân, tay:

- Luôn mặc ấm, giữ kín cổ, đội mũ, đeo găng tay, đi tất khi thời tiết lạnh. Hạn chế mặc quần áo quá bó sát.

- Uống nước ấm khi khát.

- Ngâm tay và chân trong nước ấm (40 độ C) có thể cho thêm chút muối và vài lát gừng tươi trong khoảng 20 phút. Trong khi ngâm, có thể kết hợp với mát-xa bàn chân và tay để tăng cường tuần hoàn máu.

- Tập thể dục hàng ngày để cải thiện tình trạng lưu thông máu và làm ấm cơ thể hiệu quả; Đối với những người ngồi văn phòng lâu, cần tăng cường hoạt động, tập một số động tác thể dục tại chỗ để tăng cường tuần hoàn máu.

- Sử dụng túi sưởi để giữ ấm cơ thể khi ngủ; nên mang tất và găng tay cả trong khi ngủ.

- Chà xát, mát xa tay và chân để làm tăng lưu thông máu, làm ấm nóng gan bàn chân tay.

- Bổ sung cho cơ thể vitamin B1, B2, F và những thực phẩm có nhiều calo, chất béo, chất sắt để cung cấp thêm năng lượng làm ấm nóng cơ thể; Ăn những thực phẩm như sữa, trứng, thịt lợn, bơ, các loại hạt và ngũ cốc…

- Ngủ đủ giấc, tránh stress: Nghỉ ngơi, thư giãn và ngủ đầy đủ sẽ giúp cơ thể giữ ấm tốt hơn.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top