Gam màu sáng trong bối cảnh dịch bệnh
Dịch bệnh Covid-19 đã khiến nhiều hãng tàu đã cắt giảm sức chở, bỏ chuyến để giảm nguồn cung giữa châu Á và bờ biển phía tây Mỹ. Do lượng hàng không đảm bảo, các hãng tàu còn giảm sản lượng, không ghé một số cảng có tâm dịch nặng như New York, Los Angeles… Làm xáo trộn hành trình vận chuyển của các hãng tàu khi đến Việt Nam. Đặc biệt, cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, nhiều chuyến tàu đã bị trễ lịch tại Cảng Cát Lái. Điều này đã dẫn đến hiệu ứng donino khiến cho nhiều tàu phải chờ để sắp xếp lịch cầu bến tại cảng.
Khi dịch bệnh tăng cao, nhiều nước thực hiện giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới, đồng nghĩa với việc hàng hóa đến và đi được kiểm soát chặt chẽ. Các nhóm ngành hàng xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam như thủy sản, nông sản, hàng dệt may, giày da đi châu Âu, Mỹ, Nhật… đều giảm mạnh.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của Tân Cảng Sài Gòn họp xây dựng biện pháp phòng chống dịch bệnh. |
Sự sụt giảm sản lượng hàng đi và đến của khách hàng đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác cảng biển. Là một trong những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cảng biển hàng đầu khu vực, dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến các hoạt động sản xuất của Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn (SNP). Tuy nhiên, trong báo cáo kết quả kinh doanh những tháng đầu năm của SNP vẫn có con số tăng trưởng đáng nể.
Tổng sản lượng toàn hệ thống đạt trong quý I đạt 2.270.748 Teu, tăng 17,8% so cùng kỳ. Các cảng khu vực TPHCM, tăng 5,4%; khu vực Cái Mép tăng 34,2%; khu vực Hải Phòng tăng 63,5% so cùng kỳ.
Ngoài ra, trong tình hình khó khăn vì dịch bệnh, khi các doanh nghiệp bạn đang phải gồng mình để giữ ổn định sản xuất thì các công ty con của SNP lại còn mở rộng, tìm kiếm thêm được nhiều đối tác. Tại Cảng Tân Cảng – Cát Lái trong quý I đón thêm 23 chuyến dịch vụ mới của các hãng tàu MEA, liên doanh WHL/IAL, liên doanh CMA/TSL, trung bình đón 80 chuyến tàu/tuần.
Các doanh nghiệp ngành logictics của SNP tăng trưởng đạt và cao hơn so với cùng kỳ năm 2019 với việc mở rộng triển khai dịch vụ cho nhiều khách hàng mới. Những tháng đầu quý I/2020, Trung tâm Logictics của SNP đã trúng thầu Panasonic Life Solution và chốt 09 hợp đồng, cung cấp giải pháp dịch vụ 4PL cho khách hàng mới Master Sofa tại khu vực Bình Dương. Triển khai thêm gói dịch vụ C/O cho 2 khách hàng Danu Sài Gòn, Gain Lucky. Kết quả sản xuất kinh doanh tháng 3/2020 của các đơn vị thành viên cũng rất đáng khích lệ, hoạt động vận chuyển sà lan đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình khoảng 80-85%, trong khi đó doanh thu của vận tải biển cũng có sự tăng trưởng nhẹ; đối với hoạt động tại các kho, bãi … nhìn chung ổn định.
|
Đón đầu cơ hội
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, các nhà sản xuất trên thế giới đang dịch chuyển chuỗi cung ứng và cảng biển Việt Nam đứng trước cơ hội tăng trưởng từ sự thay đổi này. Do đó, SNP đã đưa ra nhiều giải pháp để biến thách thức thành cơ hội, triển khai nhiều hoạt động nhằm phát triển thị trường. Triển khai tích cực chính sách khách hàng thân thiết Loyalty. Hoàn thiện quy trình điều hành bãi tập trung cho ICD Tân Cảng - Long Bình. Phối hợp với Cục Hải quan TPHCM và các chi cục hải quan liên quan trong việc triển khai thực hiện Đề án “Thủ tục hải quan trong logistics và chống ùn tắc hàng hóa XNK tại cảng Cát Lái”...
Ngoài ra, để đáp ứng lượng hàng hóa tăng cao, SNP đã đầu tư thêm 110 ổ cắm, giàn điện, máy phát để khai thác tối ưu hóa nguồn lực hạ tầng tại cảng. Mở rộng thêm 1,5 ha để tăng năng lực cho bãi chữa container rỗng. Đẩy nhanh tiến độ sửa chữa nâng cấp các khu bãi hàng. Kịp thời nắm bắt và thực hiện chính sách kiểm soát an ninh lượng thực để điều hành dịch vụ đóng gạo tránh tồn đọng nhiều container gạo chờ xuất khẩu. Ban hành chính sách hỗ trợ khách hàng đối với hàng lạnh nhập khẩu và hàng gạo xuất khẩu, theo đó hỗ trợ giảm 20 - 50% phí cắm điện, vận hành lạnh và phí lưu bãi cont lạnh nếu lấy hàng ra khỏi cảng sớm. Miễn phí lưu bãi, phí đổi tàu xuất hoặc đổi cảng chuyển tải đối với cont gạo đã đóng hàng hoặc hạ bãi chờ xuất tại Cát Lái hoặc Tân Cảng Hiệp Phước...
Các đơn vị thành viên tăng cường các phương pháp tương tác, giao dịch bằng các tiện ích công nghệ hiện đại, trực tuyến phù hợp chủ trương phòng chống dịch Covid-19. Chủ động cập nhật, bổ sung phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh bảo đảm giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực, tận dụng thời cơ để hoàn chỉnh, nâng cao hơn nữa quy trình và bảo đảm chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Tập trung đẩy mạnh mảng hàng nội địa; tìm kiếm và lên giải pháp tiếp cận các khách hàng sử dụng dịch vụ Whs, contract logistics...