<div> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2020/06/28/baochinhphu-vn_my-khau-trang-2-4818-1593151092.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="desc">Số người chết vì COVID-19 tiếp tục tăng cao trên toàn cầu.</td> </tr> </tbody> </table> <p>Có 5.453.247 bệnh nhân đã phục hồi, trong khi còn khoảng 57.748 người đang trong tình trạng bệnh nặng và nguy kịch.</p> <p>Tại châu Mỹ, trong 24 giờ qua, nước Mỹ ghi nhận thêm 43.557 mắc bệnh và 512 ca tử vong, tiếp tục vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 với tổng số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 là 2.596.533 ca và 128.152 ca tử vong.</p> <p>Bộ Y tế Mexico cũng thông báo số ca mắc COVID-19 đã tăng lên đến 212.802 người, trong đó có 26.351 ca tử vong, tăng tương ứng 9.851 ca bệnh và 1.291 ca tử vong trong 2 ngày qua, và 67.099 trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh. Bên cạnh số ca tử vong trong nước, hơn 1.400 công dân Mexico đã tử vong do COVID-19 tại Mỹ.</p> <p>Thống kê cho thấy, trong vòng 25 ngày qua, trung bình Mexico ghi nhận trên 4 nghìn ca mắc mới và hơn 500 ca tử vong mỗi ngày. Mexico đã tiến hành 551.052 xét nghiệm và như vậy có tới 38,62% số người xét nghiệm cho kết quả dương tính. Hiện tại, tỷ lệ tử vong trên số ca mắc COVID-19 ở Mexico cao thứ 3 thế giới với 12,38%.</p> <p>Brazil tiếp tục đứng đầu Mỹ Latinh về số ca bệnh khi ghi nhận thêm 38.693 ca nhiễm mới và 1.109 ca tử vong, nâng tổng số ca bệnh lên 1,3 triệu người và 57.070 ca tử vong. Peru đứng thứ 2 trong khu vực về số ca bệnh với 272.364 trường hợp, trong đó có 8.939 ca tử vong; và Chile xếp thứ 3 với 267.766 ca nhiễm bệnh, trong đó có 5,347 ca tử vong.</p> <p>Tại khu vực Trung Mỹ, bất chấp những biện pháp mạnh của chính phủ, số ca mắc COVID-19 ở Panama, Costa Rica, Honduras, Guatemala và El Salvador tiếp tục tăng mạnh với tổng số ca bệnh là 70.767 người, trong đó có 1.832 ca tử vong. Hiện khu vực Mỹ Latinh hiện là điểm “nóng” toàn cầu mới về đại dịch COVID-19, với số ca tử vong vượt 100.000 người và các ca nhễm bệnh đã tăng lên hơn 2 triệu người.</p> <p>Tại châu Âu và châu Á, Nga và Ấn Độ tiếp tục ghi nhận số ca mắc bệnh mới ở mức cao. Đây cũng là 2 nước nằm trong số 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh COVID-19 với tổng số ca mắc bệnh tính đến thời điểm hiện tại ở Nga là 627.646 và ở Ấn Độ là 529.577 ca.</p> <p>Đứng thứ 5 thế giới về số ca mắc COVID-19 là Anh khi nước này đã ghi nhận 310.250 ca, trong đó có 43.514 ca tử vong.</p> <p>Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel đã lên tiếng cảnh báo người dân về hành vi bất cẩn trước những diễn biến nguy hiểm còn tiếp diễn do virus SARS-CoV-2 gây ra. Nhấn mạnh mối đe dọa từ virus vẫn còn nghiêm trọng, bà Merkel đồng thời lặp lại một cách rõ ràng lời kêu gọi của mình từ đầu cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 giữa tháng 3 rằng người dân Đức cần nghiêm túc đối phó với dịch bệnh.</p> <p>Thủ tướng Đức nhấn mạnh rằng, người dân đã lãng quên mối nguy hiểm một cách dễ dàng bởi vì Đức đã vượt qua cuộc khủng hoảng một cách hợp lý, nhưng điều đó không có nghĩa là người dân đã được an toàn và mối nguy hiểm đã được đẩy lùi.</p> <p>Tính đến nay, Đức ghi nhận tổng cộng 194.689 ca mắc COVID-19, trong đó có 9.026 tử vong.</p> <p>Trong ngày 27/6, Bộ Quốc phòng Serbia thông báo Bộ trưởng Quốc phòng nước này Aleksandar Vulin đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và đã tự cách ly.</p> <p>Trong vài ngày qua, Serbia đã chứng kiến sự gia tăng các ca nhiễm mới. Trong 24h qua, nước này đã ghi nhận thêm 227 ca nhiễm mới và 2 ca tử vong, nâng tổng số trường hợp mắc COVID-19 tại nước này lên 13.792 trường hợp COVID-19, với 267 trường hợp tử vong.</p> <p>Tối 27/6, Bộ Y tế Campuchia ra thông báo nước này phát hiện thêm 9 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 139 trường hợp.</p> <p>Ngoài 9 trường hợp mắc COVID-19, 31 hành khách còn lại trên chuyến bay gồm 24 hành khách người Khmer (có 8 nữ), 1 nữ hành khách Việt Nam và 15 hành khách Indonesia (1 nữ). Hiện 31 hành khách chưa phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 đã được đưa đi cách ly 14 ngày.</p> <p>Bộ Y tế Campuchia kêu gọi các cơ quan ban ngành, các đơn vị chức năng và người dân cần tiếp tục nâng cao cảnh giác hơn nữa để phòng chống dịch bệnh COVID-19./. </p> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Hơn 10 triệu ca nhiễm, trên 500 nghìn người tử vong do COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến gần 8 giờ sáng 28/6 (theo giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 10.075.111 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp COVID-19, trong đó có 500.626 ca tử vong.
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước
Hà Nội vào mùa ô nhiễm không khí… nguy hại sức khỏe người dân
Lớp học "đặc biệt" giữa lòng hồ Thác Bà cho những người từng lầm lỡ
Thực đơn đám cưới "độc lạ"ở Yên Bái
ĐBQH: Không vì chi phí mà thiếu tập trung an toàn đường sắt tốc độ cao
Thấy gì từ chuyện lao động nhập cư…rời phố, về quê?
Chúng ta đã bao giờ tự hỏi: Tại sao dòng người lao động nhập cư đang dần rời xa các đô thị lớn? Điều này có ý nghĩa gì với tương lai của phát triển đô thị và chính sách quốc gia?
Nguy cơ mất rừng từ dự án du lịch vườn Quốc gia Tam Đảo
Công ty Cổ phần Nam Tam Đảo đang xin đánh giá tác động môi trường dự án Khu du lịch sinh thái số 2, tại Vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc với quy mô rộng 68ha.
Nguy cơ mất an toàn thực phẩm những tháng cuối năm
Thời điểm cuối năm, lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao, các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ dễ dàng xâm nhập và trà trộn vào thị trường, gây nguy cơ mất ATTP rất lớn.
ĐBQH: Cần chế tài mạnh hơn với hành vi lan truyền thông tin xấu độc
Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có chế tài mạnh hơn nữa mới đủ sức răn đe với hình thức lan truyền thông tin sai lệch trên mạng xã hội.
Sân bay Long Thành thêm đường cất hạ cánh số 3
Cơ quan thẩm tra nhất trí với các đề xuất của Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Báo chí cần quay về giá trị cốt lõi của mình, làm khác mạng xã hội
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, báo chí cần quay về giá trị cốt lõi của mình, làm khác mạng xã hội và cần đi bằng "hai chân" thì mới giữ được vị thế.
Cơ chế đã có mà vẫn thiếu thuốc, là do thiếu trách nhiệm?
Đại biểu đặt câu hỏi, điểm nghẽn về cơ chế đã tháo gỡ, nhưng vẫn còn tình trạng thiếu thuốc ở một số số cơ sở khám chữa bệnh có phải do thiếu tinh thần trách nhiệm trong đấu thầu?
Mong làm rõ trách nhiệm Bộ Y tế trong quản lý quảng cáo TPCN tràn lan
ĐBQH mong Bộ trưởng Đào Hồng Lan có câu trả lời rõ hơn về trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế trong việc để xảy ra tình trạng quảng cáo, kinh doanh thực phẩm chức năng tràn lan.
Chiến lược giúp Mỹ duy trì ảnh hưởng công nghệ toàn cầu
Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công vượt bậc của các công ty Mỹ trên thị trường toàn cầu.
Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn từ những nắp cống lồi, lõm trên đường
Trên địa bàn TP Hà Nội hiện vẫn tồn tại hàng chục nghìn nắp cống thoát nước, cáp viễn thông... được lắp đặt dưới lòng đường, trong đó nhiều cái qua thời gian cùng sự tác động của sức nặng phương tiện, đã bị hư hỏng, kênh vênh, lồi lõm.
Temu lần 2 bị cáo buộc lừa đảo
Ủy ban châu Âu, Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng quốc gia châu Âu phát hiện Temu có các hoạt động bất hợp pháp như thổi phồng giảm giá và đánh giá sản phẩm.