Tại sao phải làm thay?

Tại sao phải làm thay? Đơn giản như điền thông tin vào tờ đăng ký nguyện vọng mà phụ huynh cũng phải làm thay con. Những đứa trẻ thụ động đó là do chính người lớn chúng ta tạo ra!

Hình minh họa.

Điền có cái phiếu đăng ký nguyện vọng thi vào lớp 10 mà có vẻ nghiêm trọng quá. Trước đó cả tuần cô giáo phát cho tờ phiếu xanh và 2 tờ photo (có lớp cô còn cẩn thận phát cho tận 5 tờ), lại dặn đi dặn lại là phụ huynh phải điền thử trước vào tờ photo, kiểm tra kỹ không có sai sót gì rồi mới được điền vào tờ xanh.

Trong cuốn những điều cần biết khi thi vào THPT đã có hướng dẫn chi tiết cách điền thông tin, đằng sau tờ phiếu cũng có hướng dẫn.

Mà thực ra thông tin cần điền cũng chỉ là họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, kết quả học tập 4 năm… nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 vào trường nào… Chắc là năm nào cũng có người ghi sai, nên cô giáo mới cẩn thận đến mức nhắc phụ huynh phải khai cho con!

Tôi lấy làm lạ. Chả lẽ học sinh lớp 9, 15 tuổi rồi mà đến cái việc điền vào phiếu đăng ký này cũng không làm được hay sao.

Thế mới hiểu tại sao các cơ quan tuyển dụng kêu ca sinh viên ra trường mà viết cái đơn xin việc cũng không xong. Có thực là các em không làm được hay cô giáo và người lớn không tin tưởng, không để cho các em làm?

Thực ra việc này chỉ cần gia đình cân nhắc, thống nhất cho con đăng ký thi vào trường nào, rồi trên lớp cô giáo hướng dẫn là các em có thể tự điền thông tin rất đơn giản.

Qua đó các em thấy mình được tin tưởng và phải chịu trách nhiệm về những thông tin cũng như sự lựa chọn của mình.

Nhưng khổ nỗi, cô giáo thì ngại phải nhắc đi nhắc lại, sợ các em điền sai, ngại phải sửa…, phụ huynh thì lo con ghi nguyện vọng theo ý mình, không đúng ý bố mẹ, sợ đểnh đoảng rồi lại sai thông tin… Nên đơn giản nhất là người lớn tự ghi, tự chịu trách nhiệm.

Qua sự việc này mới thấy, người lớn đang làm thay con trẻ rất nhiều việc. Bé thì từ dán cái nhãn vở, ghi tên… đến soạn sách vở… đều do bố mẹ làm. Lớn hơn thì từ việc chọn lớp chọn trường đến chọn ngành, nghề..  cũng do bố mẹ quyết.

Để đến nỗi ra trường, hai mấy tuổi đời vẫn lơ ngơ, vẫn ngồi đợi bố mẹ xin cho vào đâu thì vào đó làm. Mới rồi, chị bạn tôi kêu trời vì cậu con trai sắp thi đại học mà chẳng lo lắng gì, còn mẹ thì mất ăn mất ngủ vì lo nên thi khối nào, trường nào cho dễ đỗ…

 Những đứa trẻ thụ động đó là do chính người lớn chúng ta tạo ra!

                                                                                           Minh Anh

Theo Đời sống
Tại sao không đánh thuế vàng?

Tại sao không đánh thuế vàng?

Các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải đánh thuế vàng. Nhiều người mua vàng đầu cơ, mua bán nhằm sinh lời, khi đã kinh doanh cần phải chịu một số sắc thái thuế cho hoạt động đầu tư giống bất động sản, chứng khoán.
back to top