Sự thật về chứng “lên đỉnh đau đớn” ở nữ giới

Trên mạng xã hội, phụ nữ nhiều nước đang truyền nhau thông tin về chứng bệnh “lên đỉnh đau đớn”. Vậy có hay không chứng bệnh này và làm sao để điều trị nếu phụ nữ mắc các triệu chứng trên?

Nếu tìm kiếm cụm từ “cực khoái đau đớn” trên Internet, bạn sẽ thu được khá nhiều kết quả. Hầu hết chỉ là lời truyền miệng từ những điều phụ nữ đã trải qua, trong khi chỉ 2 bài báo khẳng định chứng này có thật.

Nếu lật tìm từ thư viện y học, rất khó để tìm thấy cụm từ này. Ngay cả thông tin từ Hội Sản phụ khoa Mỹ cũng không có chi tiết cụ thể về “cực khoái đau đớn”.

Theo Tạp chí Women’s Health, thật không bình thường nếu một vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, đời sống tình dục và sự thoả mãn của phụ nữ lại không có một dữ liệu nghiên cứu nghiêm túc nào.

Tiến sĩ Katherine McHugh – chuyên gia sản phụ khoa và nghiên cứu vùng chậu tại ĐH Y Indiana (Mỹ) – khẳng định điều đó chứng tỏ việc “thăng hoa đau đớn”không có thật hoặc không đến mức trầm trọng để y học ghi nhận.

Trong quá trình khám chữa bệnh, bà Katherine McHugh thường gặp bệnh nhân bị dysorgasmia (suy giảm tình dục). Tình trạng này liên quan chặt chẽ đến những cơn đau tổng thể ở bộ phận sinh dục nữ trước, trong và sau khi quan hệ tình dục.

“Lên đỉnh đau đớn” không phải chứng bệnh cụ thể mà là vấn đề bắt nguồn từ nhiều căn bệnh khác nhau. Ảnh minh họa.

“Lên đỉnh đau đớn” không phải chứng bệnh cụ thể mà là vấn đề bắt nguồn từ nhiều căn bệnh khác nhau, phụ nữ không được chủ quan. “Tình dục là một phần hiển nhiên của cuộc sống phụ nữ và đừng để nó trở thành nỗi đau đớn, tổn thương” – TS McHugh nói.

Dưới đây là những kiến thức về những cơn đau khi quan hệ và giúp phái đẹp lấy lại sự tự tin trong chuyện chăn gối.

Nguyên nhân thể chất

Theo TS McHugh, khi xác định được chính xác vị trí gây đau, bà có thể khoanh vùng việc điều trị khu vực này. Ví dụ: đau bàng quang hoặc các cơ gần trực tràng gây co thắt.

Phụ nữ đi khám chỉ nói rằng họ đau ở bụng nên vấn đề thường liên quan đến tử cung. Khi cơ tử cung co thắt vì đạt cực khoái, họ sẽ bị các cơn đau hành hạ.

Đau đớn này có thể xuất phát từ u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung hoặc tử cung đang kéo da non như adhesions – mô sẹo tạo ra giữa các bức thành bên trong của tử cung.

TS McHugh cho biết cơn đau từ tử cung cũng có thể kéo dài hàng giờ, thậm chí vài ngày sau khi chị em đạt cực khoái.

Nguyên nhân tinh thần

Một nhân tố quan trọng trong việc điều trị bất kỳ cơn đau nào ở phụ nữ, đặc biệt vùng chậu, là sàng lọc xem họ có bị bạo hành và chấn thương tình dục hay không. Ngoài nỗi đau thể chất, đau đớn về tinh thần khi quan hệ tình dục cũng khiến phụ nữ cảm thấy mắc chứng này.

Kimberly Anderson, một nhà trị liệu tình dục và chuyên gia về tâm thần học ở Mỹ, đã điều trị cho hàng trăm phụ nữ bị đau vùng chậu mỗi năm, trong số đó có phụ nữ mắc chứng dysorgasmia.

Khi xác định bệnh tình, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn thăm khám ở bác sĩ khác chuyên sâu hơn nhằm điều trị bằng thuốc và gặp chuyên viên vật lý trị liệu vùng chậu.

Để điều trị dứt điểm, các bác sĩ cũng yêu cầu người phụ nữdẫn chồng/ bạn tình của họ đến để trò chuyện về những cơn đau. Ngoài quá khứ bị chấn thương hoặc tấn công tình dục, các yếu tố tinh thần khác như căng thẳng cũng gây ra đau đớn khi đạt cực khoái.

Giải pháp

Chuyên gia Anderson cho rằng đây là một chứng rối loạn chức năng, cần một liệu trình đầy đủ. Nếu chỉ tư vấn tâm lý mà không trị liệu vùng chậu, phụ nữ có cảm giác hơn khi gần gũi nhưng vẫn gặp vấn đề về cơ bắp hoặc căng thẳng thần kinh khu vực.

Nếu không tư vấn tâm lý, người phụ nữ có thể lấy lại sức khoẻ nhưng khó tìm niềm vui trở lại với tình dục. Do đó, tốt nhất phải điều trị kết hợp tư vấn tâm lý và vật lý trị liệu.

Cả hai chuyên gia Anderson và McHugh cũng cảnh báo rằng mặc dù đa phần bệnh nhân có thể quay lại với cuộc sống tình dục bình thường nhưng không thể 100% số đó hoặc ở tất cả những lần quan hệ.

Tuy vậy, đến bác sĩ càng sớm càng tốt để được phát hiện kịp thời trước khi bệnh trở nặng và ảnh hưởng đến những bộ phận khác.

Mai Khôi (tổng hợp)

Theo Đời sống
back to top