"Sống thử": Nên hay không?

Giới trẻ hiện nay ngày càng mạnh dạn hơn trong việc thể hiện tình cảm. Họ có cách sống và cái nhìn thoáng hơn.  Đặc biệt, vấn đề sống thử nổi lên như một trào lưu. Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến phản đối điều này.

Bạn đang ở độ tuổi nào? Bạn đã từng sống thử hay suy nghĩ sẽ sống thử trước hôn nhân chưa.

Sống thử là gì?

"Sống thử" hay còn gọi "sống chung trước khi cưới" là 2 người thỏa thuận với nhau sẽ về sống chung với nhau như "vợ chồng", họ "chung" với nhau tất cả như một cặp vợ chồng đã cưới nhau chính thức.

Về góc độ luật pháp, không có bất cứ một quy định nào của nhà nước cấm những người trong độ tuổi thành niên, chưa vợ, chưa chồng có quan hệ và sống với nhau như vợ chồng. Xã hội hiện nay cũng không khuyến khích việc sống thử (quyền lợi của người sống thử không được bảo đảm khi chia tay như trong ly hôn, con cái không được công nhận chính thức,…).

Tuy nhiên về góc độ đạo đức, thuần phong mỹ tục của người Việt thì rõ ràng đây là một hồi chuông cảnh báo, khiến mỗi người, mỗi gia đình và nhà nước phải quan tâm hơn nữa tới con em, tới thế hệ trẻ, tới việc gìn giữ, phát huy truyền thống, bản sắc văn tốt đẹp của dân tộc mình.

Thực trạng ‘‘sống thử”

Rất nhiều sinh viên hiện nay ủng hộ lối sống thử và họ đã đưa ra những lý do như: Sống thử cũng là biểu hiện của tình yêu vì nó mang lại lợi ích cả về mặt sinh lý và tình cảm, sự chia sẻ vật chất, tiền bạc và khó khăn giữa hai bên; Sống thử không bị ràng buộc về mặt pháp lý, không bị nặng nề về lương tâm và nghĩa vụ như hôn nhân.

Một số khác cho rằng, sống thử chỉ là một dạng quan hệ cộng hưởng theo kiểu đôi bên cùng có lợi. Bởi, đa số sinh viên đều sống xa gia đình, sự thiếu thốn về tình cảm cộng với sự phát triển về tâm sinh lý chính là con đường dẫn các sinh viên gần gũi nhau và chung sống với nhau theo kiểu góp gạo thổi cơm chung, đồng thời chia sẻ với nhau về mặt tình cảm

Vì sao chọn..."sống thử"

Một trong những lý do đưa ra nhiều nhất đó là do sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, thiếu vật chất, hoặc có thể vì đua đòi. Một số bạn không thích kết hôn khi sự nghiệp chưa vững vàng và càng không thể để "Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy". Tư tưởng mạnh mẽ giúp họ cởi mở hơn trong quan niệm tình dục và không còn e dè dư luận xã hội trước kia.

Bên cạnh đó, sống thử để tiết kiệm cũng là lý do các cặp đôi đều đưa ra. Đa số sinh viên đều sống xa gia đình nên thiếu sự quản lí, gánh chịu sức ép kinh tế khi giá cả đang từng bước leo thang. Thay vì lựa chọn sống với người mình yêu, các bạn sinh viên hoàn toàn có thể tìm những người bạn cùng giới của mình để chia sẻ gánh nặng đó.

Ngoài ra, sống thử với nhau là bước đệm tiến tới hôn nhân. Sống chung để được bên nhau mỗi ngày. Đây là nhu cầu cao nhất của động cơ muốn "sống chung trước khi cưới". Mục đích là kiểm tra xem mình và đối phương có hợp nhau hay không rồi mới quyết định tiến tới hôn nhân. Nghe qua thì giống như là nguyên nhân chính để giải quyết khúc mắc cuộc sống hôn nhân, song động cơ thật sự vẫn nằm ở nhu cầu thúc đẩy của “tình dục”. Thực tế, những cặp quyết định "sống chung trước hôn nhân", phần lớn có nhu cầu muốn được ở bên nhau là rất cao. Điều trước tiên khiến họ quyết định "sống thử" là họ muốn được thỏa mãn nhu cầu tình dục.

Tuy nhiên, nguyên nhân tác động từ môi trường xã hội cũng là một yếu tố then chốt. Do ảnh hưởng văn hóa Phương Tây tràn vào, nên tình trạng quan hệ tình dục và “sống thử” trước hôn nhân ở giới trẻ đang ở mức báo động. Nhiều bạn trẻ thật dễ dãi, cho rằng “việc đó” là bình thường, không ảnh hưởng gì.

Theo Tiến sĩ tâm lý Vũ Gia Hiền: “Việc các bạn trẻ “sống thử” trước hôn nhân không chỉ ảnh hưởng của văn hóa Phương Tây mà còn do lối sống quá dễ dãi của các bạn. Đồng thời, do ảnh hưởng của nền văn hóa “tốc độ”, một số bạn trẻ quan niệm về tình yêu “rất hiện đại” hay còn gọi tình yêu tốc độ”. Cách đây không lâu, tôi có dịp đến thăm các bạn sinh viên sống ở khu nhà trọ, tôi thật bất ngờ trong một dãy phòng trọ, có khoảng một phần ba các bạn “sống thử” trước hôn nhân, hay còn gọi là “góp gạo thổi cơm chung”.

Hơn nữa, do ảnh hưởng của truyền thông, các bạn nghe nhạc, đọc tiểu thuyết, xem phim ảnh, tạp chí về yêu đương và cả những trang web về tình dục là điều không thể tránh khỏi. “Tai nghe không bằng mắt thấy”, có nhiều bạn trẻ vì tò mò “sống thử để biết”, và “sống thử vì thấy bạn bè mình có nhiều cặp cũng đang sống chung đấy thôi”...

Theo Đời sống
Cách kéo dài thời gian quan hệ ở nam giới sau tuổi 40

Cách kéo dài thời gian quan hệ ở nam giới sau tuổi 40

Theo nghiên cứu, cứ 3 người đàn ông thì có một người thừa nhận họ từng bị xuất tinh sớm, trong đó đa phần gặp ở độ tuổi trung niên. Vấn đề này không thực sự đáng lo ngại nếu có biện pháp khắc phục phù hợp và kịp thời.
back to top