Sông băng Nam Cực tan, nước biển có thể dâng 3,4m

Sông băng Totten ở thềm băng đông Nam Cực đang tan chảy từ dưới đáy, đe dọa khiến mực nước biển dâng cao hơn 3,4 mét.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học sử dụng hình ảnh vệ tinh và dữ liệu ứng suất gió để tìm hiểu ảnh hưởng của gió lên nước bên dưới sông băng. Kết quả phân tích cho thấy tốc độ tan chảy của sông băng tăng lên khi có gió mạnh ở Nam Đại Dương.

song-bang-nam-cuc-tan-chay-de-dy-nuoc-bien-dang-cao-3-4-met

Sông băng Totten bị tan chảy từ dưới. Ảnh: Đại học Texas.

“Totten được gọi là gã khổng lồ say ngủ bởi nó có kích thước đồ sộ và được đánh giá là kém nhạy cảm đối với những thay đổi trong môi trường. Nhưng nếu Totten đang ngủ, chúng tôi nhận thấy những dấu hiệu chịu tác động, và có thể chỉ một luồng gió thổi qua cũng đủ đánh thức sông băng”, Chad Greene, nghiên cứu sinh ở Viện Địa vật lý Texas, nói.Những cơn gió làm ấm nước dưới biển sâu trong quá trình mang tên nước trồi (upwelling). Nước ấm được đẩy lên thềm lục địa và khi tới gần bờ, nó tuần hoàn bên dưới đoạn trôi nổi của sông băng, khiến thềm lớp băng tan chảy từ bên dưới.

Độ mạnh của gió khác biệt theo từng năm, nhóm nghiên cứu cho biết. Nhưng biến đổi khí hậu sẽ làm những cơn gió mạnh hơn trên Nam Đại Dương, ảnh hưởng tới quá trình tan chảy của sông băng Totten. Quá trình này không đòi hỏi nhiệt độ không khí hay nước biển tăng lên. Thay vào đó, hiện tượng nước trồi xảy ra khi gió xáo trộn lớp nước bề mặt, mở đường cho dòng nước ấm ở sâu hơn.

“Hiện tượng diễn ra giống như khi bạn thổi bát mì nóng và những sợi mì bên dưới bắt đầu xoay tròn và nhô lên bề mặt”, Greene giải thích.

Phương Hoa

Theo Đời sống
back to top