Soi từng ngóc ngách tòa thành huyền thoại của người Hy Lạp cổ

Năm 490 TCN, người Athens đã đặt những tảng đá đầu tiên làm nền móng thành Acropolis để tôn thờ vị thần hộ mệnh của thành phố - nữ thần Athena Parthenos.
Soi tung ngoc ngach toa thanh huyen thoai cua nguoi Hy Lap co
Tọa lạc trên một núi đá cao 150 mét có bề mặt bằng phẳng ở thủ đô Athens của Hy Lạp, Acropolis được coi là kỳ quan kiến trúc số một của nền văn minh Hy Lạp còn tồn tại đến ngày nay. Ảnh: TheCollector.
Soi tung ngoc ngach toa thanh huyen thoai cua nguoi Hy Lap co-Hinh-2
Acropolis trong tiếng Hy Lạp vốn có nghĩa là thành phòng thủ. Tại Hy Lạp thời xưa, mỗi thành phố đều có một acropolis kiên cố, là nơi dân chúng sẽ lánh nạn khi bị kẻ thù tấn công. Ảnh: Wikipedia.
Soi tung ngoc ngach toa thanh huyen thoai cua nguoi Hy Lap co-Hinh-3
Tuy nhiên, acropolis tại Athens quá nổi tiếng nên ngày nay, khi nhắc đến acropolis, người ta sẽ hiểu đó là Acropolis của Athens mà không cần một định danh nào khác. Ảnh: Travel.gr.
Soi tung ngoc ngach toa thanh huyen thoai cua nguoi Hy Lap co-Hinh-4
Về mặt lịch sử, năm 490 TCN, người Athens đã đặt những tảng đá đầu tiên làm nền móng thành Acropolis để tôn thờ vị thần hộ mệnh của thành phố - nữ thần Athena Parthenos. Ảnh: U.S. News Travel.
Soi tung ngoc ngach toa thanh huyen thoai cua nguoi Hy Lap co-Hinh-5
Nhưng 10 năm sau, công trình này đã bị người Ba Tư phá hủy. Sau 30 năm tạm ngừng, nhà lãnh đạo Pericles đã cho xây dựng lại Acropolis với quy mô hoành tráng gấp nhiều lần. Ảnh: Greece Is.
Soi tung ngoc ngach toa thanh huyen thoai cua nguoi Hy Lap co-Hinh-6
Các công trình của Acropolis được xây dựng với phong cách kiến trúc Doric của Hy Lạp. Ngày nay quần thể kiến trúc Acropolis còn lại những công trình chính là cổng Propylaia, đền Erechtheion, đền Nike và đền Parthenon. Ảnh: PlanetWare.
Soi tung ngoc ngach toa thanh huyen thoai cua nguoi Hy Lap co-Hinh-7
Cổng Propylaia có dạng của một tòa nhà bề thế với 2 cánh vươn ra từ gian nhà trung tâm, được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng, đá cẩm thạch xám và đá vôi. Trước Propylaia là hệ thống bậc cấp dẫn lên Acropolis. Ảnh: Britannica.
Soi tung ngoc ngach toa thanh huyen thoai cua nguoi Hy Lap co-Hinh-8
Đền Erechtheion mang đậm nét kiến trúc Hy Lạp nhưng có mặt bằng không đốì xứng, gồm ba phần gần như độc lập với ba mái nhà riêng biệt. Đây là một cấu trúc kỳ lạ trong kiến trúc Hy Lạp cổ. Ảnh: Wikipedia.
Soi tung ngoc ngach toa thanh huyen thoai cua nguoi Hy Lap co-Hinh-9
Trong khi đó, đền thờ Athena Nike có chất liệu là đá cẩm thạch, kích thước đền khá nhỏ nên dễ dàng đặt ở đầu mũi đá chênh vênh, vị trí ưa thích của nữ thần Athena. Ảnh: Athens.
Soi tung ngoc ngach toa thanh huyen thoai cua nguoi Hy Lap co-Hinh-10
Đền Parthenon, tâm điểm của Acropolis được coi là công trình kiến trúc đẹp nhất của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại và cũng là một trong những công trình đẹp nhất trong lịch sử kiến trúc thế giới. Ảnh: Wikipedia.
Soi tung ngoc ngach toa thanh huyen thoai cua nguoi Hy Lap co-Hinh-11
Đền được chia làm ba phần rõ rệt: Pronaos (tiền sảnh), Naos (gian thờ) và Opictodom (phòng để châu báu). Ngôi đền có hành lang cột bao quanh, hai mặt chính có tám cột và mười bảy cột ở hai bên. Ảnh: On This Day.
Soi tung ngoc ngach toa thanh huyen thoai cua nguoi Hy Lap co-Hinh-12
Công trình được xây dựng hoàn toàn từ đá cẩm thạch Pentelic tươi sáng, riêng mái nhà và trần nhà được chạm khắc từ gỗ Cypress có mùi thơm. Sau các thăng trầm lịch sử, công trình đã bị đổ nát khá nhiều. Ảnh: Acropolis Tickets.
Soi tung ngoc ngach toa thanh huyen thoai cua nguoi Hy Lap co-Hinh-13
Có thể nói, thành cổ Acropolis là biểu tượng cô đọng nhất cho một thời kỳ vinh quang của nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Di tích này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1987. Ảnh: Duncan.co.


Mời quý độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm | VTV24.

Theo Đời sống
Đến Thomas Edison cũng từng bị "chê"?

Đến Thomas Edison cũng từng bị "chê"?

Một trong những phát minh "để đời" của Thomas Edison là bóng đèn sợi đốt. Thế nhưng, sau khi được "trình làng", sáng chế của Edison từng bị một bộ phận công chúng cho rằng ánh sáng từ bóng đèn trái với tự nhiên.
back to top