Loạt công trình kiến trúc xưa “nhỏ xíu nhưng độc đáo” nhất Hà Nội

Dù không có quy mô bề thế, những công trình này vẫn rất đáng để khám phá nhờ nét đặc sắc trong kiến trúc cùng những câu chuyện lịch sử và văn hóa ẩn giấu phía sau...
Loat cong trinh kien truc xua “nho xiu nhung doc dao” nhat Ha Noi
1. Nhà kèn. Nằm ở vườn hoa Lý Thái Tổ, gần bờ hồ Hoàn Kiếm, nhà kèn được người Pháp xây dựng vào năm 1901 để làm nơi binh lính biểu diễn thổi kèn vào mỗi buổi chiều chủ nhật hàng tuần.
Loat cong trinh kien truc xua “nho xiu nhung doc dao” nhat Ha Noi-Hinh-2
Công trình là sự kết hợp thú vị giữa những đường nét kiến trúc phương Tây - thể hiện ở phần nền và trụ lan can bằng đá hoa cương - với kiến trúc truyền thống Việt Nam: Mặt bằng hình bát giác, hệ khung gỗ, mái ngói có đầu đao và nhiều họa tiết bản địa.
Loat cong trinh kien truc xua “nho xiu nhung doc dao” nhat Ha Noi-Hinh-3
Ngày nay nhà kèn là một công trình kiến trúc mang tính điểm nhấn của vườn hoa Lý Thái Tổ và bờ hồ Hoàn Kiếm. Đây cũng là một địa điểm sinh hoạt văn hóa công cộng quen thuộc của giới trẻ Thủ đô Hà Nội.
Loat cong trinh kien truc xua “nho xiu nhung doc dao” nhat Ha Noi-Hinh-4
2. Đài phun nước Con Cóc. Nằm ở vườn hoa Diên Hồng (dân gian gọi là vườn hoa Con Cóc), cách nhà kèn không xa, đài phun nước Con Cóc cũng được chính quyền thuộc địa cho xây dựng vào năm 1901, là đài phun nước cổ nhất Việt Nam.
Loat cong trinh kien truc xua “nho xiu nhung doc dao” nhat Ha Noi-Hinh-5
Công trình gồm một bể chứa nước hình tròn đường kính khoảng 4 mét và một trụ đá to hình vuông, cao khoảng 5 mét ở giữa bể. Có 8 con rồng chầu hướng về 4 hướng ở chân trụ đá. Xung quanh bồn nước có 4 con cóc bằng đồng "biết" phun nước.
Loat cong trinh kien truc xua “nho xiu nhung doc dao” nhat Ha Noi-Hinh-6
Sau hơn 120 năm tồn tại, đài phun nước độc đáo này vẫn được bảo tồn khá tốt. Ngày nay, công trình trở thành địa điểm tham quan thu hút nhiều du khách cũng như là một nơi chụp ảnh cưới quen thuộc của giới trẻ.
Loat cong trinh kien truc xua “nho xiu nhung doc dao” nhat Ha Noi-Hinh-7
3. Nhà thờ giáo xứ An Thái. Nằm sâu trong con ngõ 460 Thụy Khuê, nhà thờ giáo xứ An Thái được xây dựng trong khoảng những năm 1893-1907, là một trong những nhà thờ lâu đời nhất Hà Nội.
Loat cong trinh kien truc xua “nho xiu nhung doc dao” nhat Ha Noi-Hinh-8
Nhà thờ được xây dựng theo phong cách kiến trúc Phục hưng, có quy mô nhỏ nhất trong các nhà thờ Công giáo ở Hà Nội thời thuộc địa. Dù không bề thế, công trình vẫn có sức hút lớn nhờ dáng vẻ cổ kính và những chi tiết kiến trúc tinh tế.
Loat cong trinh kien truc xua “nho xiu nhung doc dao” nhat Ha Noi-Hinh-9
Tương ứng với quy mô khiêm tốn của nhà thờ, giáo xứ An Thái là giáo xứ có số giáo dân ít nhất của Giáo phận Hà Nội, với khoảng 150 người. Thánh đường nhà thờ có sức chứa khoảng 100 người với cung thánh được bài trí giản dị và trang nghiêm.
Loat cong trinh kien truc xua “nho xiu nhung doc dao” nhat Ha Noi-Hinh-10
4. Nhà bia vườn hoa Canh Nông. Góc Đông Nam, giáp đường Trần Phú của vườn hoa Lê Nin có một công trình kiến trúc trông giống như lầu vọng cảnh thời xưa với bộ mái hai tầng đậm nét truyền thống, được chống đỡ bằng bốn cột trụ lớn bằng bê tông cốt thép đặt trên nền đá.
Loat cong trinh kien truc xua “nho xiu nhung doc dao” nhat Ha Noi-Hinh-11
Đây là nhà bia cũ của vườn hoa Canh Nông (tên gọi dân gian có từ thời thuộc địa của vườn hoa Lê Nin).
Loat cong trinh kien truc xua “nho xiu nhung doc dao” nhat Ha Noi-Hinh-12
Vào năm 1945, tượng đài Canh Nông và tấm bia trong nhà bia bị kéo đổ, nhưng nhà bia vẫn được giữ lại. Với nhiều người Hà Nội, đây là một công trình kiến trúc đẹp, là nơi ghi dấu những kỷ niệm gắn với không gian xanh bên con đường đẹp bậc nhất Thủ đô.


Mời quý độc giả xem video: Trường nữ sinh Hà Nội xưa | VTV24.

Theo Đời sống
Linh vật huyền bí người Việt xưa tôn thờ

Linh vật huyền bí người Việt xưa tôn thờ

Hình tượng Si Vẫn xuất hiện ở nước ta cùng với sự du nhập của văn hóa Trung Quốc. Do sự biến thiên của lịch sử, diện mạo của Si Vẫn thay đổi theo từng thời kỳ, khác rất nhiều so với hình tượng đầu tiên của nó.
back to top