Sở Y tế TPHCM đề nghị ngành giáo dục thống kê học sinh 12-17 tuổi

Theo đó, ngành giáo dục sẽ lập danh sách học sinh tiêm ngừa Covid-19, từ 16 - 17 tuổi và hạ dần độ tuổi. Danh sách gửi về Sở Y tế TPHCM trước 24/10/2021.

Mặc dù Bộ Y tế vẫn chưa đưa ra thời gian và loại văcxin cụ thể để tiêm cho trẻ em dưới 18 tuổi, nhưng Sở Y tế TPHCM vừa có tờ trình UBND TPHCM về dự thảo kế hoạch tổ chức tiêm chủng văcxin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi tại TPHCM.

cham-soc-tre-em.jpg
Đối với trẻ có bệnh nền sẽ tiêm vắcxin ngừa Covid-19 tại các bệnh viện chuyên khoa nhi hoặc bệnh viện đa khoa có chuyên khoa nhi. Ảnh minh họa

Theo kế hoạch, đối với trẻ đi học sẽ được tiêm tại trường học hoặc điểm tiêm được cơ sở giáo dục lựa chọn phù hợp đảm bảo an toàn tiêm chủng và phòng chống dịch đối với trẻ chưa đi học tiêm tại điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động trên địa bàn do UBND quận huyện lựa chọn.

Đối với trẻ có bệnh nền sẽ tiêm tại các bệnh viện chuyên khoa nhi hoặc bệnh viện đa khoa có chuyên khoa nhi.

Đối với trẻ đang điều trị nội trú tại các bệnh viện chuyên khoa nhi hoặc bệnh viện đa khoa có chuyên khoa nhi sẽ lập danh sách trẻ từ 12 đến 17 tuổi tại thời điểm tiêm chủng.

Việc tiêm văcxin ngừa Covid-19 sẽ tiêm cho cả trẻ có địa chỉ cư trú tại tỉnh thành khác để tiêm chủng theo quy định hiện hành của Bộ Y tế

Việc tiêm chủng cho trẻ em sẽ theo thứ tự lứa tuổi giảm dần; ưu tiên tiêm trước cho lứa tuổi 16 - 17 và hạ dần độ tuổi theo tiến độ cung ứng vắcxin và tình hình dịch tại địa phương.

Ngoài ra, Sở GD&ĐT TPHCM sẽ thống kê số liệu đồng thuận theo trường học tại mỗi phường/xã của từng quận/huyện. Bao gồm thông tin tổng số trường THCS, THPT, tổng số lớp học; tổng số học sinh độ tuổi; số đồng thuận - số không đồng thuận; số trẻ bệnh nền theo độ tuổi…

Về thời gian tổ chức tiêm vắcxin ngừa Covid-19 và loại văcxin sử dụng cho trẻ còn chờ Bộ Y tế tổ chức tập huấn, hướng dẫn.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top