Sau khi thu hồi đất bao lâu thì được nhận tiền bồi thường?

Theo quy định thu hồi đất và một số lưu ý khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ được quy định cụ thể tại Luật Đất đai 2013, Luật Quản lý thuế 2019, Nghị định 47/2014/NĐ-CP.

Theo quy định người có đất thu hồi có nghĩa vụ trao lại đất cho tổ chức thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, tái định cư. Nếu thuộc trường hợp được bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất thì có quyền được hưởng bồi thường theo quy định.

Khoản 1 Điều 93 Luật Đất đai 2013 cũng quy định rõ thời hạn chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như sau: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.

Đồng thời, Khoản 2 Điều này cũng nêu rõ đối với trường hợp chậm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như sau: Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả, khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả. Căn cứ Khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019, mức tính tiền được chi trả thêm được tính theo tiền chậm nộp như sau:

Mức tính tiền được chi trả thêm của 1 ngày = 0,03% x Số tiền thuế chậm trả.

Thời gian tính tiền chậm trả được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm trả đến ngày liền kề trước ngày trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Thời hạn chi trả tiền bồi thường thu hồi đất

Thời hạn chi trả tiền bồi thường thu hồi đất

Những lưu ý khác khi chi trả tiền bồi thường thu hồi đất

Đối với trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc giao đất ở, nhà ở tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó, được thanh toán bằng tiền theo quy định sau: Trường hợp tiền bồi thường về đất lớn hơn tiền đất ở, nhà ở hoặc tiền nhà ở tại khu tái định cư thì người tái định cư được nhận phần chênh lệch đó; trường hợp tiền bồi thường về đất nhỏ hơn tiền đất ở, nhà ở hoặc tiền nhà ở tái định cư thì người được bố trí tái định cư phải nộp phần chênh lệch, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định 47/2014/NĐ-CP.

Trường hợp diện tích đất thu hồi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất mà chưa giải quyết xong thì tiền bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đất đang tranh chấp đó được chuyển vào Kho bạc Nhà nước chờ sau khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì trả cho ngươi có quyền sử dụng đất.

Việc ứng vốn để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện theo quy định sau đây: Quỹ Phát triển đất thực hiện ứng vốn cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để giao đất, cho thuê đất thực hiện theo quy chế mẫu về quản lý, sử dụng quỹ phát triển đất. Người được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai nếu tự nguyện ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì được ngân sách nhà nước hoàn trả bằng hình thức trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.

Mức được trừ không vượt quá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp; số tiền còn lại (nếu có) được tính vào vốn đầu tư của dự án.

Trường hợp người được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nếu tự nguyện ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tính vào vốn đầu tư của dự án.

Người được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất mà ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì được tham gia trong quá trình tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất./.

Theo Đời sống
Quên khám nghĩa vụ quân sự có bị xử phạt?

Quên khám nghĩa vụ quân sự có bị xử phạt?

Cá nhân có các hành vi vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự thì sẽ chịu các mức xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 6/6/2022 của Chính phủ.
back to top