Rác thải điện tử: Từ ô nhiễm đến nguồn thu nhập

(khoahocdoisong.vn) - Hầu hết chất thải điện tử tại Việt Nam hiện này đều được thu gom qua các nguồn không chính thức và được tiến hành phân rã, tận dụng nguyên liệu tại các cơ sở tư nhân thiếu thiết bị, công nghệ nên gây ảnh hưởng sức khỏe công nhân và môi trường.

Nguồn ô nhiễm khó nhận ra

Các thiết bị điện tử như màn hình tivi, máy tính, máy in, máy fax, điện thoại di động, máy tính bảng, máy ảnh, các loại pin, linh kiện liên quan công nghệ thông tin... là món đồ không thể thiếu trong các hộ gia đình. 

Theo thống kê của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), trong rác thải điện tử có chứa hơn một ngàn hợp chất khác nhau, ngoài các vật liệu nhựa, đồng, sắt…, còn có rất nhiều chất độc như cadimi trong điện trở, chì, thủy ngân...

Các kim loại và hoá chất này có thể chưa gây ra mối nguy hại với liều lượng rất nhỏ, bởi khi đi vào cơ thể, chúng sẽ bị cơ thể đào thải. Tuy nhiên, với việc lượng rác thải điện tử vứt ra môi trường ngày càng nhiều thì số lượng các chất độc hại trên sẽ tích tụ đủ để gây hại cho môi trường và cơ thể.

Chưa kể, các chất độc hại này đi vào cơ thể nhanh hơn so với tốc độ đào thải. Nhiều hoá chất và kim loại trong số này được biết đến như là nguyên nhân của những căn bệnh nghiêm trọng như ung thư, suy giảm nhận thức, hay các cơ quan nội tạng bị huỷ hoại …

Rác thải điện tử ảnh hưởng đến sức khoẻ con người qua các con đường ô nhiễm đất, nước, không khí, lao động có tiếp xúc trực tiếp với rác thải và bên cạnh đó còn tiềm tàng nguy cơ rò rỉ thông tin từ các chất thải.

Ví dụ baric trong các ống tia âm cực của TV, camera video sẽ rò rỉ vào đất và nước ngầm, gây nguy hiểm cho người và cả các loại động, thực vật sử dụng nguồn nước này.

Do tính phổ cập và nhu cầu ngày càng lớn trong đời sống, các thiết bị điện tử phát sinh ngày càng nhiều, kéo theo lượng rác thải điện tử ngày càng cao. Rác thải điện tử hiện nay có tốc độ phát sinh gần như lớn nhất, gấp 3 lần so với các loại rác thải khác.

Tuy nhiên, theo một báo cáo được công bố vào đầu năm 2019 của 7 cơ quan về kinh tế, môi trường, con người của Liên Hợp Quốc tại Diễn đàn kinh tế thế giới và hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững thế giới thì hiện mỗi năm thế giới thải ra khoảng 50 triệu tấn rác điện tử. Nhưng chỉ có chưa đến 20% số rác này được tái chế.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Viện KH-CNMT, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, lượng chất thải điện tử ở Việt Nam mỗi năm tăng khoảng 100.000 tấn, chủ yếu phát sinh từ hộ gia đình (đồ gia dụng điện tử), văn phòng (máy tính, máy photocopy, máy fax...). Ngoài ra, các bộ sản phẩm điện tử lỗi và các thiết bị thải được nhập khẩu bất hợp pháp cũng “đóng góp” vào số rác thải điện tử này.

Theo thống kê của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, mỗi người dân Việt Nam thải ra trung bình 1,3kg chất thải điện tử mỗi năm. Chất thải điện tử hiện chiếm tới 2% trong tổng số toàn bộ chất thải hiện nay.

Giàu nhờ rác thải điện tử

Ở Việt Nam, rác thải điện tử còn được quan tâm bởi cơ sở hạ tầng hạn chế đối với việc tái chế và xử lý loại chất thải này, cũng như sự phân biệt còn mơ hồ giữa một dạng chất thải nguy hại và một dạng tài nguyên đô thị điển hình. Thực tế rác thải điện tử cũng được đánh giá là nguồn tài nguyên khi bản thân nó có chứa rất nhiều chất và hợp chất khác nhau, trong đó có nhiều thành phần là tài nguyên không tái tạo được như kim loại, kim loại quý, đất hiếm.

Hầu hết chất thải điện tử tại Việt Nam hiện này đều được thu gom qua các nguồn không chính thức, là những người thu mua đồng nát, cơ sở thu gom tự phát.

Đáng chú ý, điểm đến của những nguồn thu gom này là các làng nghề để tái chế như Tề Lỗ (Vĩnh Phúc), Đan, Bùi Dâu, Dị Sử (Hưng Yên) hoặc Tràng Minh (Hải Phòng)... Các cơ sở tái chế này đều nhỏ lẻ theo mô hình hộ gia đình, hầu hết đều ô nhiễm, không  bảo đảm vệ sinh, không có các thiết bị hiện đại, ảnh hưởng sức khỏe công nhân và môi trường.

Tại cáclàng nghề này, các thiết bị điện tử sẽ được tháo gỡ những bộ phận bên trong để lấy đồng, sắt… Các hoạt động này vô tình đã làm các chất độc hại bám vào đất và tích tụ dần, thẩm thấu vào nguồn nước ngầm, gây hại cho môi trường và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chính con người.

Tại Tề Lỗ, người dân sẵn sàng dùng axit đổ vào trong các bình ắc quy để tái chế chì, hay tiến hành nấu thép phế liệu trong các lò không đạt tiêu chuẩn.

Đáng chú ý, việc phân loại và tận dụng các loại kim loại trong rác thải điện tử lại cho thu nhập khá cao. Nhiều nhà cao tầng, doanh nghiệp đã mọc lên nhờ nghề thu gom và tái chế rác thải điện tử.

Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển kinh tế đó, các bệnh liên quan đến sức khỏe do ảnh hưởng của tái chế rác thải nhựa như bệnh về đường hô hấp, da liễu,… đến ung thu được ghi nhận ngày càng nhiều.

Theo Đời sống
Cấp đổi lại giấy phép lái xe từ 1/1/2025

Cấp đổi lại giấy phép lái xe từ 1/1/2025

Giấy phép lái xe trước năm 2025 vẫn được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên đó mà không phải thi lại. Giấy phép lái xe được cấp trước ngày 1/1/2025 tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên Giấy phép lái xe.
Đối tượng sắp được tăng lương hưu

Đối tượng sắp được tăng lương hưu

Từ ngày 1/7/2025 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực quy định lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
back to top