Quan thượng thư phá vụ án sư “hổ mang” hiếp dâm, giết người

Một trong những nhân vật nổi tiếng về tài xử án thời kỳ vua Lê – chúa Trịnh ở đàng ngoài, đó là quan Thượng Thư Bộ Hình Nhữ Đình Hiền, ông làm quan trải 5 triều vua, danh tiếng lẫy lừng một thời.

<div><span><strong>Xuất th&acirc;n d&ograve;ng giống thi thư nhiều đời</strong></span></div> <div>&nbsp;</div> <div>Huyện Đường An, xứ Hải Dương (nay thuộc huyện B&igrave;nh Giang, tỉnh Hải Dương) được coi l&agrave; v&ugrave;ng &ldquo;địa linh nh&acirc;n kiệt&rdquo;, nơi sản sinh rất nhiều vị đại khoa danh tiếng, trong đ&oacute; phải kể đến d&ograve;ng họ Vũ ở l&agrave;ng Mộ Trạch v&agrave; d&ograve;ng họ Nhữ ở l&agrave;ng Hoạch Trạch (t&ecirc;n n&ocirc;m l&agrave; l&agrave;ng Vạc).</div> <div>&nbsp;</div> <div> <div> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="Quan thuong thu pha vu an su “ho mang” hiep dam, giet nguoi" src="https://khds.1cdn.vn/2018/11/24/quan-thuong-thu-pha-vu-an-su-ho-mang-hiep-dam-giet-nguoi.jpg" title="Quan thượng thư phá vụ án sư “hổ mang” hiếp dâm, giết người" /></td> </tr> <tr> <td style="text-align: center;">H&igrave;nh minh họa.</td> </tr> </tbody> </table> </div> </div> <div>Theo s&aacute;ch Lịch triều hiến chương loại ch&iacute; th&igrave; gia đ&igrave;nh họ Nhữ nổi danh về truyền thống khoa bảng, mở đầu l&agrave; Nhữ Tiến Dụng đỗ đồng Tiến sĩ khoa thi năm Gi&aacute;p Th&igrave;n (1664) đời L&ecirc; Huyền T&ocirc;ng, l&agrave;m quan đến chức Lễ khoa đ&ocirc; cấp sự trung, Th&aacute;i thường tự khanh; con &ocirc;ng l&agrave; <strong>Nhữ Đ&igrave;nh Hiền</strong> (c&ograve;n c&oacute; t&ecirc;n kh&aacute;c l&agrave; Nhữ Tiến Hiền) đỗ Tiến sĩ khoa thi năm Canh Th&acirc;n (1680) đời L&ecirc; Hy T&ocirc;ng, l&agrave;m quan trải đến chức Thượng thư bộ H&igrave;nh rồi Bồi tụng, tước b&aacute;.</div> <div>&nbsp;</div> <div>Thế hệ nối tiếp c&oacute; Nhữ Trọng Thai (c&ograve;n c&oacute; t&ecirc;n kh&aacute;c l&agrave; Nhữ Trọng Đ&agrave;i), gọi Nhữ Đ&igrave;nh Hiền l&agrave; ch&uacute; ruột; đỗ Bảng nh&atilde;n khoa thi năm Q&uacute;y Sửu (1733) đời L&ecirc; Thuần T&ocirc;ng, l&agrave;m quan đến chức Hiến s&aacute;t sứ.</div> <div>&nbsp;</div> <div><em>Con thứ của Nhữ Đ&igrave;nh Hiền</em> l&agrave; Nhữ Đ&igrave;nh Toản (sau đổi l&agrave; Nhữ C&ocirc;ng Toản) đỗ Hội nguy&ecirc;n Tiến sĩ khoa thi năm B&iacute;nh Th&igrave;n (1736) đời L&ecirc; &Yacute; T&ocirc;ng, l&agrave;m quan đến chức Thượng thư bộ Binh ki&ecirc;m Tham tụng, tước B&aacute; Trạch hầu; về sau đổi sang v&otilde; ban, l&agrave;m Hiệu điểm rồi l&ecirc;n tới chức Tả đ&ocirc; đốc, tước Trung Ph&aacute;i hầu.</div> <div>&nbsp;</div> <div>Nhữ C&ocirc;ng Ch&acirc;n l&agrave; con trai của Nhữ Đ&igrave;nh Toản, gọi Nhữ Tiến Dụng l&agrave; cụ nội, Nhữ Đ&igrave;nh Hiền l&agrave; &ocirc;ng nội v&agrave; gọi Nhữ Trọng Thai l&agrave; b&aacute;c ruột. &Ocirc;ng đỗ đệ nhị gi&aacute;p Tiến sĩ xuất th&acirc;n (Ho&agrave;ng gi&aacute;p) khoa thi năm Nh&acirc;m Th&igrave;n (1772) đời L&ecirc; Hiển T&ocirc;ng, sau l&agrave;m quan đến chức H&agrave;n l&acirc;m thị chế, hữu thị lang bộ Lễ.</div> <div>&nbsp;</div> <div>C&oacute; thể n&oacute;i trong số những gia đ&igrave;nh c&oacute; truyền thống học tập thời xưa với nhiều người hiển đạt th&igrave; nh&agrave; họ Nhữ l&agrave;ng Hoạch Trạch đứng v&agrave;o h&agrave;ng bậc nhất. Năm nh&acirc;n vật thuộc c&aacute;c thế hệ kh&aacute;c nhau ở c&ugrave;ng một gia đ&igrave;nh nối tiếp đỗ đại khoa, thật l&agrave; nh&agrave; c&oacute; ph&uacute;c lớn; họ đều đem t&agrave;i năng của m&igrave;nh đ&oacute;ng g&oacute;p &iacute;t nhiều cho văn h&oacute;a d&acirc;n tộc v&agrave; dốc l&ograve;ng v&igrave; việc d&acirc;n, việc nước.</div> <div>&nbsp;</div> <div><strong>Giả đi v&atilde;n cảnh ch&ugrave;a, vạch trần tội &aacute;c</strong></div> <div>&nbsp;</div> <div>Nhữ Đ&igrave;nh Hiền sinh năm Kỷ Hợi (1659), &ocirc;ng nổi tiếng l&agrave; người xử kiện c&ocirc;ng bằng, đ&uacute;ng đắn, việc ch&iacute;nh sự đều rất tận tụy n&ecirc;n bấy giờ ai cũng khen ngợi; danh tiếng của &ocirc;ng c&ugrave;ng một vị quan đồng triều được d&acirc;n gian đ&uacute;c kết ca tụng qua c&acirc;u n&oacute;i: &ldquo;Văn chương L&ecirc; Anh Tuấn, ch&iacute;nh sự Nhữ Đ&igrave;nh Hiền&rdquo;.</div> <div>&nbsp;</div> <div>C&aacute;c s&aacute;ch sử đương thời viết về Nhữ Đ&igrave;nh Hiền đều c&oacute; d&ograve;ng ca tụng t&agrave;i năng của &ocirc;ng trong việc xử &aacute;n. Nổi tiếng nhất l&agrave; một vụ &aacute;n k&eacute;o d&agrave;i đến 6-7 năm, qua nhiều vị ph&aacute;p quan m&agrave; vẫn chưa t&igrave;m ra thủ phạm, đến khi <span>Nhữ Đ&igrave;nh Hiền được giao ph&aacute; &aacute;n</span>, chỉ trong thời gian rất ngắn &ocirc;ng đ&atilde; l&agrave;m s&aacute;ng tỏ ch&acirc;n tướng vụ việc.</div> <div>&nbsp;</div> <div>Trong s&aacute;ch Hải Dương phong vật ch&iacute; c&oacute; d&ograve;ng lược thuật, cho biết những t&igrave;nh tiết ch&iacute;nh của vụ &aacute;n n&agrave;y: &ldquo;&Ocirc;ng Nhữ Đ&igrave;nh Hiền đỗ Tiến sĩ khoa Canh Th&acirc;n ni&ecirc;n hiệu Vĩnh Trị (1680), phụng mệnh đi sứ, trải l&agrave;m quan đến chức Thượng thư bộ H&igrave;nh, c&oacute; biệt t&agrave;i về ch&iacute;nh sự, xử &aacute;n ngục rất c&ocirc;ng bằng. L&uacute;c bấy giờ c&oacute; một vụ nghi &aacute;n như sau: Nguy&ecirc;n c&oacute; một người em g&aacute;i v&igrave; chị bị ốm n&ecirc;n đến chăm s&oacute;c.</div> <div>&nbsp;</div> <div>Hai nh&agrave; ở c&aacute;ch nhau hơi xa. Li&ecirc;n tiếp nhiều ng&agrave;y kh&ocirc;ng thấy vợ trở về, chồng người em g&aacute;i b&egrave;n kiện người chồng của chị, đến nỗi người chồng của chị bị bắt giam v&agrave;o ngục. C&aacute;c quan kế tiếp nhau x&eacute;t đo&aacute;n, trải qua 6 -7 năm m&agrave; kh&ocirc;ng giải quyết được.</div> <div>&nbsp;</div> <div>Đến lượt &ocirc;ng, &ocirc;ng đem địa đồ ra xem, thấy c&oacute; ng&ocirc;i ch&ugrave;a ở ngo&agrave;i c&aacute;nh đồng, c&acirc;y cối rậm rạp m&agrave; người thiếu phụ kia khi đi cũng như khi về đều phải qua đ&oacute;. &Ocirc;ng nghĩ thầm rằng người ấy nhất định bị bọn &aacute;c tăng trong ch&ugrave;a cưỡng hiếp.</div> <div>&nbsp;</div> <div>Thế rồi, &ocirc;ng lập tức sai người đ&aacute;nh xe đưa &ocirc;ng tới ch&ugrave;a, mượn tiếng tham thiền để lưu lại ch&ugrave;a một đ&ecirc;m. S&aacute;ng h&ocirc;m sau, &ocirc;ng cho triệu tập c&aacute;c tăng đồ trong ch&ugrave;a lại, lấy cớ đ&ecirc;m qua nằm thấy b&aacute;o mộng m&agrave; hỏi vặn rằng: - C&aacute;c ngươi đều l&agrave; kẻ tu h&agrave;nh, sao lại c&oacute; oan hồn đến tố gi&aacute;c mới ta? Vậy sự thể ra sao, phải mau tự th&uacute;.</div> <div>&nbsp;</div> <div>C&aacute;c sư đều t&aacute;i mặt k&iacute;nh phục, chỉ tay ra ph&iacute;a ch&acirc;n một c&acirc;y th&aacute;p. Khi đ&agrave;o chỗ ấy l&ecirc;n, quả nhi&ecirc;n c&oacute; th&acirc;y người thiếu phụ ch&ocirc;n giấu ở đ&oacute;. C&aacute;c vụ &aacute;n oan kh&aacute;c, vụ n&agrave;o do &ocirc;ng x&eacute;t đo&aacute;n th&igrave; phần nhiều đều được l&agrave;m s&aacute;ng tỏ&rdquo;.</div> <div>&nbsp;</div> <div>C&ograve;n trong Hải Dương phong vật kh&uacute;c c&oacute; đoạn ca ngợi như sau: &ldquo;Họ Nhữ ở x&atilde; Hoạch Trạch, &ocirc;ng cha con ch&aacute;u 5 đời đỗ đạt. Nhữ Đ&igrave;nh Hiền c&oacute; biệt t&agrave;i về ch&iacute;nh sự. L&uacute;c ấy c&oacute; một nghi &aacute;n về một thiếu phụ mất t&iacute;ch [bị ch&ocirc;n dưới ch&acirc;n th&aacute;p.</div> <div>&nbsp;</div> <div>&Ocirc;ng căn cứ bản đồ địa phương, thấy c&oacute; ng&ocirc;i ch&ugrave;a ở giữa c&aacute;nh đồng, c&acirc;y cối rậm rạp, rồi đo&aacute;n định ở đ&oacute;, b&egrave;n th&aacute;c lời nằm mộng thấy c&oacute; người đến k&ecirc;u oan m&agrave; c&aacute;c sư phải lập tức th&uacute; nhận ngay&rdquo;. Sau lời ca ngợi n&agrave;y l&agrave; c&acirc;u: Nh&agrave; họ Nhữ quan tr&acirc;m kế thế, C&oacute; tiếng hay ch&iacute;nh sự dậy d&agrave;ng. Tụng t&igrave;nh soi s&aacute;ng bằng gương, Hồn oan dưới th&aacute;p suối v&agrave;ng cũng ơn.</div> <div> <div> <ul> <li><span rel="1547" tag="Native_PC_Giuabaiviet"><!-- ad tags Size: 0x0 ZoneId:1272919 --></span></li> </ul> </div> </div> <div>&nbsp;</div> <div>Được t&ocirc;n l&agrave;m th&aacute;nh sư nghề l&agrave;m lược</div> <div>&nbsp;</div> <div>Kh&ocirc;ng chỉ c&oacute; t&agrave;i năng tr&ecirc;n chốn quan trường, đối với đời sống x&atilde; hội của th&ocirc;n d&acirc;n, Nhữ Đ&igrave;nh Hiền cũng rất quan t&acirc;m, ch&uacute; &yacute;.</div> <div>&nbsp;</div> <div>Ch&iacute;nh sử cho biết, v&agrave;o đầu năm Đinh Sửu (1697) Nhữ Đ&igrave;nh Hiền được cử tham gia đo&agrave;n sứ bộ l&ecirc;n phương Bắc, s&aacute;ch Đại Việt sử k&yacute; tục bi&ecirc;n viết: &ldquo;M&ugrave;a xu&acirc;n, th&aacute;ng gi&ecirc;ng, sai Ch&aacute;nh sứ Nguyễn Đăng Đạo, Nguyễn Thế B&aacute;; Ph&oacute; sứ Đặng Đ&igrave;nh Tướng, Nhữ Đ&igrave;nh Hiền sang Thanh tuế cống&rdquo;, đến m&ugrave;a hạ th&aacute;ng s&aacute;u năm Mậu Dần (1698), đo&agrave;n sứ thần Đại Việt mới trở về nước Tương truyền trong thời gian đi sứ, Nhữ Đ&igrave;nh Hiền đ&atilde; học được nghề l&agrave;m lược bằng tre (lược b&iacute;).</div> <div>&nbsp;</div> <div>Vốn người nước ta khi đ&oacute; thường d&ugrave;ng lược gỗ, hoặc lược sừng, răng thưa; nghĩ rằng ở nước ta c&acirc;y tre mọc nhiều, rất thuận lợi về nguy&ecirc;n liệu, người d&acirc;n lại để t&oacute;c d&agrave;i (đ&agrave;n &ocirc;ng b&uacute;i t&oacute;, đ&agrave;n b&agrave; vấn t&oacute;c ch&ugrave;m khăn) nếu c&oacute; lược b&iacute; th&igrave; rất tốt.</div> <div>&nbsp;</div> <div>V&igrave; thế sau khi học nghề, Nhữ Đ&igrave;nh Hiền &acirc;m thầm dạy lại cho vợ l&agrave; L&yacute; Thị Hiệu. Điều đặc biệt rất đ&aacute;ng ch&uacute; &yacute; l&agrave; sử s&aacute;ch kh&ocirc;ng ghi ch&eacute;p một phụ nữ n&agrave;o từng đi sứ cả; kh&ocirc;ng r&otilde; t&agrave;i năng, đức độ v&agrave; vị tr&iacute; của b&agrave; L&yacute; Thị Hiệu thế n&agrave;o m&agrave; được tham gia đo&agrave;n sứ bộ?.</div> <div>&nbsp;</div> <div>Chỉ biết rằng theo cuốn s&aacute;ch Hoạch Trạch Nhữ tập phả k&yacute; do Nhữ Đ&igrave;nh Toản (con Nhữ Đ&igrave;nh Hiền) soạn, cho biết sau khi từ Trung Quốc trở về, hai vợ chồng Nhữ Đ&igrave;nh Hiền đ&atilde; truyền nghề l&agrave;m lược tre cho d&acirc;n l&agrave;ng v&agrave; hướng dẫn, gi&uacute;p đỡ, tập hợp thợ th&agrave;nh phường nghề gọi l&agrave; phường Di&ecirc;n Lộc.</div> <div>&nbsp;</div> <div>Đến tuổi đ&atilde; gi&agrave; về tr&iacute; sĩ, Nhữ Đ&igrave;nh Hiền được vua ban cho 16 mẫu ruộng lộc điền, &ocirc;ng chỉ giữ lại 4 mẫu l&agrave;m ruộng hương hỏa, c&ograve;n lại tặng hết cho phường Di&ecirc;n Lộc để l&agrave;m hoa lợi ph&aacute;t triển nghề.</div> <div>&nbsp;</div> <div>Nhiều thợ giỏi đ&atilde; ra Thăng Long sản xuất, kinh doanh lược tại chỗ, tạo th&agrave;nh phố H&agrave;ng Lược (nay thuộc quận Ho&agrave;n Kiếm, TP H&agrave; Nội). Khi Nhữ Đ&igrave;nh Hiền mất, người d&acirc;n nhớ ơn đ&atilde; lập đền thờ, t&ocirc;n &ocirc;ng v&agrave; vợ l&agrave; th&aacute;nh sư nghề l&agrave;m lược.</div> <div>&nbsp;</div> <div>Trong văn tế th&aacute;nh sư c&oacute; đoạn viết: &ldquo;Cung duy ti&ecirc;n th&aacute;nh, ti&ecirc;n sư, th&ugrave;y dụ l&ecirc; d&acirc;n, c&ocirc;ng đăng nhật nguyệt, đức hợp c&agrave;n kh&ocirc;n, bắc sứ dĩ đoan, hưng th&agrave;nh nghệ thủ&hellip;&rdquo;. S&aacute;ch Lịch triều hiến chương loại ch&iacute; th&igrave; viết: &ldquo;Nhữ Tiến Hiền, đỗ Tiến sĩ năm Canh Th&acirc;n đời Vĩnh Trị, đi sứ, trải l&agrave;m đến chức Thượng thư bộ H&igrave;nh v&agrave; Bồi tụng.</div> <div>&nbsp;</div> <div>Tiến Hiền xử kiện c&ocirc;ng b&igrave;nh, đ&uacute;ng đắn, ch&iacute;nh sự nổi tiếng; bấy giờ ai cũng khen. Cuối đời Vĩnh Hựu [th&igrave; Nhữ Tiến Hiền] chết. Đầu đời Cảnh Hưng, triều đ&igrave;nh tặng h&agrave;m Thiếu ph&oacute;, tước Thọ quận c&ocirc;ng. B&agrave;i chế đại lược rằng: L&ecirc;n chức Ngự sử, tham dự chốn đ&ocirc; đ&agrave;i, trong sạch như sương; L&ecirc;n chức Thượng thư m&agrave; l&agrave;m Tể tướng, thường b&agrave;y mưu lớn.</div> <div>&nbsp;</div> <div>C&ocirc;ng lao trong sử s&aacute;ch, ghi ch&eacute;p r&otilde; r&agrave;ng; Tri ngộ từ triều trước, đến gi&agrave; vẫn kh&ocirc;ng k&eacute;m. Địa vị c&oacute; phần chưa xứng với t&agrave;i, những mong mơ Ph&oacute; Duyệt n&ecirc;m canh; Lộc v&agrave; ph&uacute;c để về sau, sẽ được h&ograve;e họ Vương tươi tốt. Chung đ&uacute;c v&agrave;o con, l&agrave;m l&ecirc;n ng&ocirc;i tướng&rdquo;.</div> <div>&nbsp;</div> <div>Lại c&oacute; c&acirc;u: C&acirc;y cả nối dấu thơm, trải ba đời tiếng tăm lừng lẫy, một m&igrave;nh &ocirc;ng ki&ecirc;m cả &ldquo;t&aacute;c v&agrave; thuật&rdquo;; Gốc cam đường rủ b&oacute;ng, hơn trăm năm m&agrave; ch&iacute;nh t&iacute;ch như mới, trẫm c&ograve;n nhớ mu&ocirc;n miệng ngợi khen.</div> <div>&nbsp;</div> <div>&nbsp;</div>

Theo kienthuc.net.vn
Dùng AI phục dựng chân dung Càn Long, ngỡ ngàng dung mạo

Dùng AI phục dựng chân dung Càn Long, ngỡ ngàng dung mạo

Các chuyên gia đã sử dụng tranh vẽ, ghi chép lịch sử và trí tuệ nhân tạo (AI) để phục dựng chân dung hoàng đế Càn Long và vợ con. Bức ảnh gia đình này khiến nhiều người bất ngờ bởi họ có dung mạo được đánh giá cao.
back to top