Hỏi: Người xưa có câu “trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mua”, xuất phát từ hiện tượng thiên văn gì?
Lê Hồng Minh (Hà Nội)
Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Câu lạc bộ Thiên văn học trẻ Việt Nam: Kinh nghiệm dự báo thời tiết “trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa” đến nay vẫn thể hiện độ chính xác không nhỏ. Hiện tượng này rất phổ biến. Khi thời tiết khô, ít hơi nước, trên tầng cao của khí quyển chỉ có mật độ thấp các hạt băng.
Ánh sáng từ Mặt trăng khi đi vào khí quyển xuyên qua các tinh thể có dạng lục giác này bị khúc xạ, gây nên hiện tượng giống như khi đi qua một chiếc thấu kính phân kỳ, tào thành vòng sáng trắng bao quanh Mặt trăng nên gọi là trăng quầng.
Ngược lại, khi tầng khí quyển có lớp mây dày, chứa nhiều nước đóng băng, ánh sáng đi qua bị khúc xạ nhiều lần tạo ra một góc khúc xạ duy nhất, tán sắc rõ ràng. Khi đó sẽ có một vòng hào quang bao quanh Mặt trăng gọi là trăng tán.