Phục hồi chức năng bàn tay liệt

Hoạt động của bàn tay rất tinh tế, một động tác cần sự phối hợp của nhiều cơ. Do đó, người sau tai biến liệt nửa người, bàn tay liệt thường không còn hữu ích, mặc dù cơ tay phục hồi ở mức độ nào đó, nhưng bệnh nhân vẫn đi lại được. Dưới đây là các cách phục hồi lại bàn tay sau liệt.

Cần kiên trì để phục hồi bàn tay liệt

+Nếu bệnh nhân bị liệt cứng thì bàn tay thường xoay sấp, nghiêng về phía ngón trụ, cái. Các ngón tay gấp. Ngay từ khi có dấu hiệu liệt cứng phải giữ bàn tay ở tư thế chống lại liệt cứng bằng xoay ngửa bàn tay, duỗi các ngón tay. Có thể cần một nẹp bàn tay để giữ bàn tay ở tư thế trên.

+Tập sấp, ngửa bàn tay: Bàn tay của bệnh nhân cầm một cốc nhựa, xoay đặt cốc nhựa nằm xuống mặt bàn. Nhấc cốc nhựa lên khỏi mặt bàn 10cm rồi lại đặt xuống 10cm rồi lại đặt xuống.

+Tập cầm nắm, duỗi và dạng các ngón tay: Có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ như khối gỗ hình chóp, bàn dạng các ngón tay, quả bóng.

+Tập đối chiếu các ngón tay với ngón cái.

+Tập nhặt các vật: Có thể dùng một rổ đựng các quả bóng nhỏ hoặc các viên sỏi có màu đen và trắng, hướng dẫn bệnh nhân dùng tay liệt nhặt các viên sỏi trắng ra một rổ và các viên sỏi đen ra rổ khác. Nhặt và cho các vòng nhựa vào một trụ. Tập xếp hình bằng dụng cụ trong nhà để bệnh nhân tập, như nhặt xếp các đũa tre riêng, các đũa gỗ riêng. Nhặt cho bút chì, bút mực vào ống đựng bút. Cầm quả bóng nhỏ chuyển từ tay lành sang tay liệt và ngược lại.

+ Tập đóng và cởi cúc áo bằng tay liệt, tập cầm ca nhựa, cầm thìa bằng tay liệt, tập cầm lược chải tóc.

+Tập cầm bút, đóng và mở nắp bút. Tập viết nếu liệt tay thuận.

Các nghiên cứu cho thấy vị trí tổn thương não khác nhau không gây ra sự khác nhau đáng kể về chức năng của bàn tay liệt, nhưng diện tích tổn thương ở vỏ não vùng trán và vùng thái dương càng lớn thì chức năng bàn tay liệt thường càng gảm.

Tập phục hồi chức năng bàn tay liệt thường tiến bộ rất chậm, cần kiên trì khuyến khích bệnh nhân tập hằng ngày và cố gắng sử dụng bàn tay liệt trong các hoạt động tự chăm sóc và sinh hoạt hàng ngày. Mỗi động tác trên cần tập mười lần về sau nâng dần số lần tập cho mỗi động tác, mỗi lần tập ít nhất 2 lần.

PGS Hà Hoàng Kiệm

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top