Phòng chống bệnh sởi - Dược thiện hỗ trợ điều trị bệnh sởi

(khoahocdoisong.vn) - Theo y học cổ truyền, khi mắc bệnh sởi, thức ăn cần thanh đạm, dễ tiêu và giàu dinh dưỡng, tránh đồ quá bổ béo, nhiều dầu mỡ khó tiêu và có tính kích thích.

Chú ý bổ sung đủ nước cho người bệnh bằng việc trọng dụng các loại cháo, súp, sữa, nước ép rau và trái cây. Đặc biệt, nên sử dụng các món ăn – bài thuốc dưới đây đề phòng và trị bệnh.

Phòng bệnh

 - Đậu đen 50g, đậu đỏ 50, đậu tím 50g, cam thảo dây 20g. Tất cả đem ninh nhừ mỗi tuần ăn 2 lần trước và trong mùa bệnh sởi lưu hành.

- Đậu đen 50g, đậu đỏ 50g, đậu xanh 30g, ba thứ đem rang chín rồi nấu nước chia uống nhiều lần trong ngày.

- Đậu đỏ, đậu xanh, đậu vàng, đậu trắng, đậu đen, mỗi thứ 50g, tất cả sao vàng, sắc kỹ dùng làm nước uống hàng ngày.

Khi sởi bắt đầu mọc

- Rau mùi tươi 25g, rửa sạch thái vụn, đậu phụ mềm một bánh dầm nát rồi cho vào chảo rán qua với dầu vừng và gia vị vừa đủ. Khi chín, bỏ rau mùi vào, đảo nhanh tay rồi múc ra bát, ăn nóng. Mỗi ngày dùng một lần, liên tục trong 3 – 5 ngày, trong giai đoạn khởi phát, sốt cao, ban chưa mọc.

- Nấm hương 25g ngâm mềm, rửa sạch đem sắc kỹ lấy nước rồi cho thêm 5g bạc hà vào đun sôi thêm một lát là được, dùng làm nước uống trong ngày, liên tục trong 3 ngày giai đoạn ban sởi bắt đầu mọc.

- Mã thầy 250g rửa sạch sắc kỹ lấy nước rồi cho thêm 25g vào đun sôi vài phút là được, dùng làm nước uống trong ngày, liên tục trong 3 -5 ngày, giai đoạn khởi phát, sốt cao, chảy nước mắt, nước mũi nhiều.

Sởi mọc không đều

- Rau mùi tươi 1 nắm, rửa sạch, thái vụn; gạo tẻ 50g đem ninh với 450 ml nước thành cháo rồi cho rau mùi vào, chế thê một chút đường phèn hoặc muối ăn, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng cho trường hợp ban sởi khó mọc, hoặc mọc không đều.

- Rễ cỏ tranh tươi 100g, mía tím 200g chặt nhỏ, hai thứ đem sắc lấy nước uống thay trà trong ngày, dùng cho trường hợp sởi giai đoạn mọc ban, sốt cao, khát nước nhiều.

- Nước mía tím 100ml, nước ép củ mã thầy 50ml, hai thứ đổ vào bát đem chưng cách thủy rồi uống hết một lần, dùng liên tục 3 – 5 ngày, giai đoạn toàn phát, sốt rất cao.

Sốt cao, ho khạc nhiều

- Củ cải 500g rửa sạch, giã nát ép lấy nước, chế thêm một chút đường phèn rồi đem chưng cách thủy, để nguội rồi chia uống vài lần trong ngày, giai đoạn mọc ban kèm theo ho khạc nhiều đờm.

- Cà rốt 2 củ rửa sạch, thái vụn rồi đem sắc lấy nước  trong ngày dùng trong 5 ngày, giai đoạn mọc ban sốt cao nhiều.

- Đậu phụ mềm 1 bánh dầm nát cùng với 50g nhân hạt bí đao và một chút đường phèn, đem chưng cách thủy cho chín rồi ăn, liên tục 5 – 7 ngày, dùng cho trường hợp có ho khạc nhiều đờm.

- Bí đao 250g, gọt vỏ, rửa sạch thái miếng rồi đem nấu nhừ, chế thêm một chút đường phèn rồi chia ăn vài lần trong ngày, dùng liên tục 5 – 7 ngày, với những trường hợp có sốt cao, ho nhiều.

Hồi phục

- Cà rốt 1 củ, mã thầy 150g, sắc lấy nước uống thay trà, có công dụng thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm sinh tân trong giai đoạn hồi phục.

- Mộc nhĩ trắng 15g, bách hợp 25g, mạch môn 10g, sắc kỹ lấy nước chế thêm chút đường phèn, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt dưỡng âm, dùng khi hồi phục nhưng còn ho nhiều.

- Gạo tẻ 50g, hồng táo 5 quả, hai thứ đem ninh thành cháo rồi cho thêm bột hoài sơn 25g và một chút đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày.

ThS Hoàng Khánh Toàn (Chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện TƯQĐ 108)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top