<p><strong>Xạ trị có thể gây hại cho hệ tiêu hóa</strong></p> <p>Các nhà khoa học đã ghi nhận có khoảng 10-15% bệnh nhân ung thư được xạ trị với liều cao có thể bị biến cố gây viêm ruột non hay đại tràng do tia xạ vì niêm mạc ruột rất nhạy cảm với tia xạ, nhất là khu vực tái sinh trong các hốc tuyến; đồng thời các tiểu động mạch nuôi dưỡng ruột cũng rất nhạy cảm nên sử dụng tia xạ liều cao có thể gây viêm mạch máu mạn tính dẫn đến tình trạng thiếu máu mạn tính ở ruột. Các trường hợp viêm ruột do tia xạ tăng lên rõ rệt khi sử dụng liều trên 4.000 rad. Có nhiều yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ viêm ruột, đặc biệt là các trường hợp có phẫu thuật cũ ở ổ bụng và các bệnh lý viêm vùng khung chậu gây dính làm cố định một số quai ruột, làm cho các quai ruột này thường xuyên tiếp nhận tia xạ của những lần chạy tia xạ điều trị.</p> <p><strong>Biểu hiện phản ứng có hại của xạ trị</strong></p> <p>Biểu hiện lâm sàng của tình trạng viêm ruột do xạ trị có thể xảy ra cấp tính hay mạn tính. Thể cấp tính xảy ra ngay trong đợt chạy tia xạ với tác hại trực tiếp của tia xạ lên các tế bào tái sinh của những hốc tuyến, tác hại này thường phục hồi hoàn toàn vì tế bào biểu mô được tái sinh rất nhanh; người bệnh có triệu chứng buồn nôn, nôn, đi tiêu chảy có máu, có khi mang tính chất của một đại tràng dễ bị kích thích và có thể kéo dài vài tuần rồi hết. Thể mạn tính thường xuất hiện sau khoảng thời gian từ 6 - 18 tháng, có khi lâu hơn sau khi xạ trị thể hiện sự tổn thương không hồi phục của các tiểu động mạch bị xơ hóa và tắc nghẽn. Triệu chứng lâm sàng thường biểu hiện tình trạng đi tiêu chảy lỏng kéo dài, đau bụng và được chẩn đoán xác định bằng kỹ thuật sinh thiết niêm mạc ruột với hình ảnh teo niêm mạc, có nhiều ổ loét nhỏ mạn tính, có các nguyên bào sợi lạ, các tế bào khổng lồ nhiều nhân và viêm động mạch mạn tính...</p> <p><strong>Xử trí thế nào?</strong></p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Đối với thể cấp tính, khi điều trị phải giảm liều tia xạ, giảm cho người bệnh ăn bằng đường miệng và thay thế bằng truyền dung dịch dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Phản ứng có hại của tia xạ chữa ung thư" src="https://khds.1cdn.vn/2018/10/14/xa-tri.jpg" title="Phản ứng có hại của tia xạ chữa ung thư: Khắc phục thế nào?" /></p> <p style="text-align: center;"><em>Xạ trị có thể gây hại cho hệ tiêu hóa.</em></p> <p>Đối với thể mạn tính, cần đối phó với tình trạng kém hấp thu qua đường tiêu hóa bằng cách sử dụng các dung dịch dinh dưỡng truyền qua đường tĩnh mạch, sử dụng các loại thuốc chống tiêu chảy và dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn có hại tăng sinh ở ruột. Trong những trường hợp cần thiết mới phải phẫu thuật khi có các biến chứng xảy ra như thủng ruột, tắc ruột, có lỗ dò hoặc xuất huyết nặng; thực tế bệnh nhân bị tử vong sau phẫu thuật chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 30-50% các trường hợp.</p> <p><strong>Điều cần quan tâm</strong></p> <p>Hiện nay, để điều trị bệnh ung thư, trong đó có ung thư một số cơ quan nội tạng, ngoài phương pháp hóa trị liệu và phẫu thuật cắt bỏ khối u, loại bỏ hạch di căn thì phương pháp xạ trị được sử dụng khá phổ biến sau phẫu thuật. Tuy vậy, khi dùng phương pháp xạ trị với tia phóng xạ để điều trị sẽ có tác dụng không mong muốn hay phản ứng có hại xảy ra đối với hệ tiêu hóa, chủ yếu là ruột. Do đó, trong quá trình điều trị phải theo dõi bệnh nhân chặt chẽ để phát hiện các triệu chứng có liên quan nhằm xử trí can thiệp hỗ trợ phù hợp tùy theo thể bệnh cấp tính hay thể bệnh mạn tính. Người bệnh cũng cần cung cấp các thông tin cần thiết, kịp thời cho bác sĩ điều trị để giúp cho việc phát hiện, chẩn đoán và xử trí hiệu quả.</p> <div> <div> <div> <div> </div> </div> </div> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Phản ứng có hại của tia xạ chữa ung thư: Khắc phục thế nào?
Hiện nay, bệnh ung thư đang có xu hướng gia tăng. Xạ trị là một trong những phương pháp được dùng trong điều trị. Tuy nhiên, cần lưu ý tới tác dụng phụ của phương pháp này trên đường tiêu hóa...

Giảm đau ngoài màng cứng điều trị viêm tụy cấp

Địa chỉ vàng: Bệnh viện cấp cứu bệnh nhân “ngất xỉu” khi chơi thể thao

Dấu hiệu cảnh báo hội chứng ống cổ tay, dân văn phòng không nên bỏ qua

Nội soi phế quản ống mềm gây mê, giải pháp tiên tiến trị bệnh hô hấp

Hà Nội ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn

Kỳ tích chặng đường giữ thai hơn 18 tuần để sinh con khỏe mạnh
Một hành trình đầy nước mắt, lo âu, nhưng cũng là một kỳ tích của tình mẫu tử và sự tận tâm của các bác sĩ để cứu thai nhi 11 tuần rau đã bong non, liên tục ra máu.

Đột ngột ngừng tim khi chạy marathon… bác sĩ cảnh báo nóng
Liên tục có nhiều trường hợp bị choáng, ngã gục, thậm chí đột tử khi chơi thể thao. Sơ cấp cứu kịp thời, đúng cách sẽ giúp tăng cơ hội cứu sống người bị nạn.

Địa chỉ khám chữa bệnh về hô hấp tốt ở Hà Nội
Cảnh báo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh lý đường hô hấp gây ra 10 triệu ca tử vong mỗi năm.

Đang chơi đùa, bé gái 11 tuổi bị chó nhà cắn thủng thực quản
Bị chó nhà cắn vào vùng cổ nhưng gia đình chủ quan không đưa bé đi viện ngay, đến bữa ăn mới phát hiện từ vết thương ở cổ chảy ra dịch nước bọt và cả thức ăn...

Hàng triệu người trên thế giới tử vong do nhiễm khuẩn bệnh viện mỗi năm
Dự báo đến năm 2050, gần 3,5 triệu người trên thế giới có thể tử vong do nhiễm khuẩn bệnh viện mỗi năm, gấp 4,4 lần so với HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục cộng lại.

K𝐞𝐭𝐚𝐦𝐢𝐧𝐞 ảnh hưởng sức khỏe ra sao?
Nếu sử dụng quá liều ketamine sẽ gây ra ảo giác phân ly, dẫn đến di chứng, tổn thương não vĩnh viễn.

Vi khuẩn Mycoplasma gây sốt, ho ra máu có đáng lo?
Mycoplasma không chỉ là một trong những tác nhân gây bệnh viêm phổi cộng đồng phổ biến mà còn gây ra các bệnh ngoài phổi như: xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, viêm gan cấp tính, thiếu máu tan máu tự miễn, viêm khớp và viêm tủy cắt ngang...

1/3 người trưởng thành bị suy giãn tĩnh mạch, cách nhận biết, chữa trị
1/3 người trưởng thành Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ suy giãn tĩnh mạch - căn bệnh âm thầm gây biến chứng nguy hiểm như huyết khối, loét da, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Trợn mắt, lồi mắt do cố ý hay bệnh tuyến giáp?
Mạng xã hội rần rần câu chuyện một nhân viên y tế ở Bệnh viện mắt Đà Nẵng "trợn mắt" với bệnh nhân, tỏ thái độ không tốt. Vụ việc được giải thích là nhân viên y tế bị Basedow khiến mắt lồi.

Đau bụng âm ỉ - triệu chứng quen thuộc, coi chừng bệnh lý bất thường
Tưởng chừng chỉ là cơn đau bụng do rối loạn tiêu hóa thông thường ở người lớn tuổi, đi khám, bà T. không ngờ mắc viêm bờm mỡ đại tràng sigma - bệnh lý hiếm gặp dễ nhầm lẫn.

Đau bụng thượng vị và hạ sườn trái, người phụ nữ bất ngờ phải cắt gan
Đau bụng thượng vị và hạ sườn trái tăng dần trong 2 ngày, người phụ nữ đi khám được chuẩn đoán bị nhiễm trùng đường mật do sỏi phải cắt bỏ 1 phần gan.

Bộ GD&ĐT công bố phổ điểm 5 tổ hợp xét tuyển đại học

Trao tặng bộ sách “Tiếng Việt dành cho người nước ngoài” cho Đại sứ quán Hoa Kỳ

Đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong sinh viên

Nghiên cứu ở bậc đại học càng sớm càng tốt: Vì sao và Như thế nào?
