Nhiễm nấm candida khi mang thai

(khoahocdoisong.vn) - Trong giai đoạn thai nghén, sự tăng giảm nội tiết tố đột ngột làm thay đổi độ pH âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm sinh sôi, phát triển và gây bệnh. Mẹ bầu cần điều trị bệnh dứt điểm trước khi sinh con nhằm tránh lây cho bé trong quá trình sinh nở.

Hỏi: Xin KH&ĐS cho biết, khi mang thai bị nhiễm nấm candida có ảnh hưởng tới con như thế nào? 

Nguyễn Thu Hương (Hải Phòng)

ThS.BSCKI Nguyễn Thị Bích Thủy, Trưởng khoa Khám phụ khoa tự nguyện, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Nấm candida thường cư trú bên trong âm đạo. Các vi nấm candida này hoàn toàn vô hại khi môi trường giữ ở mức cân bằng. Tuy nhiên, trong giai đoạn thai nghén, sự tăng giảm nội tiết tố đột ngột làm thay đổi độ pH âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm sinh sôi, phát triển và gây bệnh.

Bệnh có biểu hiện: Khí hư trắng đục, lợn cợn hoặc đặc như màu sữa chua, âm hộ, âm đạo ngứa, đau kiểu bỏng rát. Việc điều trị viêm âm đạo khi mang thai do nấm candida thường rất dễ dàng, tuy nhiên bệnh rất dễ tái đi tái lại nhiều lần.

Mẹ bầu cần điều trị bệnh dứt điểm trước khi sinh nhằm tránh lây cho bé trong quá trình sinh nở. Những nguy cơ của bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con cần chú ý:

- Khi sinh con qua âm đạo, nấm có thể dính vào niêm mạc miệng hoặc gây viêm da do nấm cho trẻ sơ sinh.

- Nguy hiểm hơn, thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc tăng nguy cơ sinh non, sức đề kháng yếu, có thể bị viêm phổi do nấm…

Theo Đời sống
Xuất huyết não vì tự ý bỏ thuốc huyết áp

Xuất huyết não vì tự ý bỏ thuốc huyết áp

Khi ngừng thuốc trị tăng huyết áp đột ngột, huyết áp có thể tăng lên quá cao, mạch máu não không chịu nổi áp lực cao có thể bị vỡ, lúc đó bệnh nhân bị xuất huyết não, gây liệt nửa người, liệt hoàn toàn,...
back to top