Nhập viện vì ngộ độc do ăn cá hồng

(khoahocdoisong.vn) - Ngộ độc hải sản nói chung và cá biển nói riêng thường xuyên xảy ra tại tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là những vùng ven biển. Ngộ độc Ciguatoxins do ăn cá hồng đã khiến nhiều 23 người phải nhập viện.

Mới đây, tại huyện Xuyên Mộc có 2 vụ ngộ độc thực phẩm do ăn cá hồng được đánh bắt tại vùng biển Lagi, Bình Thuận, làm 23 người nhập viện với các triệu chứng: Mệt, khó chịu, đau bụng; buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mạch loạn nhịp, chậm nhịp tim.

Đoàn điều tra đã tiến hành lấy mẫu, gồm 2 lát còn lại của gia đình (khoảng 200g) và 1 con cá hồng còn nguyên, trọng lượng 2,5kg, đang được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Tất cả mẫu được gửi về Viện Hải Dương học Nha Trang, nhằm định danh loài cá và định lượng độc tố ciguatera trên mẫu thử.

Kết quả phân tích của Viện Hải Dương học Nha Trang cho thấy: Phương pháp phân tích Thử nghiệm trên chuột thì: Mẫu cá hồng cắt lát có độc tính 6.25MU/100g; Mẫu cá hồng nguyên con có  độc tính 3,25MU/100g. Do đó, mẫu cá hồng nguyên con và cá hồng cắt lát chứa chất ciguatera, vượt ngưỡng an toàn sử dụng theo phương pháp thử nghiệm sinh học trên chuột.

Cá hồng là loại thủy sản ăn tảo, khi cá ăn tảo có độc, cá có thể tích tụ độc tố trong cơ thể và có khả năng gây mất an toàn cho người sử dụng. Ngộ độc ciguatera từ cá là một loại ngộ độc do ăn phải cá biển đã tích tụ độc tố ciguatoxins trong chế độ ăn của chúng. Ciguatoxins là chất bền nhiệt, không bị mất độc tính khi đun nấu.

Sau khi ăn cá hồng có độc chất từ 2 - 30 giờ, người bị ngộ độc có các triệu chứng chủ yếu: Tê liệt kèm theo ngứa lưỡi, môi và cổ họng; có cảm giác khó chịu và buồn nôn, đôi khi dẫn đến nôn mửa.

Các triệu chứng lâm sàng bao gồm: Tiêu hóa (đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy); Thần kinh (ngứa da, rối loạn cảm giác (đảo ngược các cảm giác nóng và lạnh, cảm thấy như bị đốt hoặc như sốc điện khi tiếp xúc với nước lạnh hoặc các vật, tê và ngứa ran ở các chi); Tim mạch (mạch đập loạn, giảm huyết áp, chậm nhịp tim)... Triệu chứng chung: yếu toàn thân dai dẳng, đau khớp và cơ, nhức đầu, chóng mặt, run và đổ mồ hôi nhiều.

Theo Đời sống
Hệ lụy của việc tự tiêm thuốc ở nhà

Hệ lụy của việc tự tiêm thuốc ở nhà

Tuyệt đối không tự tiêm thuốc dù là thuốc bổ nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, khi tiêm vào tĩnh mạch phải đến các cơ sở y tế có đủ điều kiện bởi khi tiêm vào tĩnh mạch dễ gây phản ứng dẫn tới tử vong.
back to top