Ngại dịch COVID-19 không đưa đi khám, bé 21 ngày tuổi viêm da mủ nặng

Chủ quan nghĩ trẻ viêm da thông thường, sau 4 ngày tự điều trị, nốt ban nổi của trẻ đã lan toàn thân, loét và chảy mủ nặng, phải theo dõi nhiễm trùng huyết.

Đó là trường hợp bé gái mới sinh tại Phú Thọ. Do gia đình e ngại dịch COVID-19 và một phần cũng do chủ quan nghĩ trẻ chỉ viêm da cơ địa thông thường nên gia đình đã không cho trẻ đi khám mà tự mua thuốc về nhà để điều trị.

Tuy nhiên, sau 4 ngày tự điều trị tại nhà, tình trạng trạng nổi ban của trẻ không thuyên giảm mà tiếp tục lan ra toàn thân khiến trẻ khó chịu, bú kém, quấy khóc, lúc đó gia đình mới đưa trẻ đến viện khám.

nhiem-trung-huyet-vi-so-covid-19.jpg
Ngại dịch COVID-19 không đến khám, bé 21 ngày tuổi viêm da mủ nặng

Khi vào viện, trẻ đã bị loét vùng mắt, cổ, quanh miệng, thân mình, kèm theo chảy mủ vàng, da xung huyết toàn thân và quấy khóc, nôn chớ sau ăn. Trẻ được chẩn đoán bị viêm da mủ, theo dõi nhiễm khuẩn huyết.

Sau 6 ngày điều trị kháng sinh toàn thân, sát khuẩn tại chỗ và kết hợp đắp gạc muối tại khoa Bệnh nhiệt đới, trẻ đã 𝐜ó tiến triển tốt, tổn thương vùng loét da se khô, mọc da non. Trẻ ăn ngủ tốt, chơi ngoan, không còn quấy khóc.

Theo BSCKI. Bùi Thị Đến, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ, nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh có thể gây nhiều biến chứng khó lường, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ.

nhiem-trung-huyet.jpg
Sau 6 ngày điều trị trẻ đã có tiến triển tốt

Vì vậy, khi thấy trẻ có triệu chứng nhiễm trùng da, cha mẹ không nên chủ quan hoặc tự sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc Nam, thuốc Bắc để điều trị cho bé theo phương thức dân gian mà cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hạn chế nguy cơ xảy ra những biến chứng đáng tiếc.

Theo Đời sống
Nhìn mờ - nguy cơ tiềm ẩn của đột quỵ

Nhìn mờ - nguy cơ tiềm ẩn của đột quỵ

Việc nhầm lẫn giữa nhìn mờ do đột quỵ và các bệnh về mắt là một vấn đề phổ biến, sự chủ quan có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khiến người bệnh mất đi cơ hội điều trị sớm hoặc để lại những di chứng nặng nề.
back to top