<h2><strong>Quá trình lên men của thực phẩm sau khi được nạp vào cơ thể</strong></h2> <p>Lời khuyên trên xuất phát từ lập luận rằng đường trong trái cây không nên ở lại quá lâu trong dạ dày, nếu không sẽ xảy ra quá trình lên men, gây đầy hơi và trướng bụng.</p> <p>Lên men thực chất là quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng. Nó cũng là quá trình lên men từ nho để làm rượu vang, hay quá trình lên men sữa thành sữa chua. Để xảy ra việc lên men cần thiết sự hiện diện của ít nhất hai thành phần: đường và vi khuẩn (chưa kể đến nhiệt độ và các điều kiện môi trường khác).</p> <p>Khi bạn ăn một loại trái cây, trong dạ dày sẽ xuất hiện các loại đường của trái cây. Còn các con vi khuẩn, liệu chúng có tồn tại trong dạ dày?</p> <p><strong>Ăn trái cây trước bữa ăn - nên không?</strong></p> <p>Trong thực tế, ngay sau khi thức ăn vào đến dạ dày, dạ dày thải ra một lượng lớn axit làm giảm độ pH trong dạ dày xuống rất thấp (pH=1-3). Ở môi trường này thì hơn 99,9% vi khuẩn bị tiêu diệt (trừ một số loại vi khuẩn như Helicobacter pylori - nguyên nhân gây ra bệnh loét dạ dày là có thể chịu được môi trường axit này). Đây chính là một cơ chế bảo vệ mà con người chúng ta đã có được trong quá trình tiến hóa để tăng cơ hội sống sót, bởi vì thực phẩm luôn là nguồn mang rất nhiều vi khuẩn khác nhau, có thể gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, việc có môi trường axit giúp cho quá trình tiêu hóa các thức ăn thành các chất đơn giản hơn, dễ hấp thu dinh dưỡng trong ruột sau đó.</p> <p>Đến đây ta có thể thấy rõ ràng rằng hoạt động bình thường trong hệ tiêu hóa không cho phép bất kỳ quá trình lên men nào trong dạ dày do ăn trái cây có thể xảy ra. Lý do đưa ra để tư vấn cho việc ăn trái cây trước bữa ăn là hoàn toàn vô lý. Vậy ăn trái cây lúc nào tốt nhất?</p> <h2><strong>Ăn trước hay sau tùy khẩu vị mỗi người</strong></h2> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a>Chúng ta luôn ăn trái cây từ ngày có sự xuất hiện của con người trên trái đất, tính ra cũng phải ít nhất 9 triệu năm và cơ thể chúng ta hoàn toàn thích nghi để tiêu thụ loại thực phẩm này.</li> </ul> </div> <p>Bạn có thể ăn trái cây trước hay sau bữa ăn tùy khẩu vị và thói quen của mình. Trái cây cung cấp chất xơ, các vitamin, khoáng chất, các chất chống ôxy hóa tốt cho sức khỏe, giảm nguy cơ các bệnh tiểu đường, tim mạch, mỡ máu hay ung thư. Chúng tốt hơn rất nhiều so với các món tráng miệng sau bữa ăn khác như bánh ngọt hay kem sau bữa ăn - những loại thực phẩm bổ sung nhiều đường làm tăng nguy cơ béo phì, tim mạch.</p> <p><strong>Chuyên gia mách nhỏ</strong></p> <p>Trong một số trường hợp nếu bạn có vấn đề về tiêu hóa thì nên thay đổi cách ăn trái cây để có được dinh dưỡng chuẩn:</p> <p>Nếu hệ thống tiêu hóa của bạn nhạy cảm, đường fructose phổ biến có trong các loại trái cây có thể bị khó tiêu hóa. Và nếu nó được ăn cùng hay gần bữa ăn, loại đường này sẽ hút nước vào trong ruột, gây ra trướng bụng. Trong trường hợp này nên ăn trái cây vào các bữa phụ (sáng hay chiều) giữa các bữa ăn chính và không nhất thiết phải ăn trước bữa ăn.</p> <p>Nếu hệ thống tiêu hóa yếu hoặc có bệnh, các chất xơ có trong trái cây cũng có thể gây ra cảm giác đầy hơi. Một lần nữa, bạn nên ăn các loại trái cây cách xa bữa ăn.</p> <p>Tóm lại, nếu bạn thấy cơ thể tốt hơn bằng cách ăn các loại trái cây trước bữa ăn, rất có thể nó đang thông báo hệ thống tiêu hóa của bạn đang mệt mỏi hay có vấn đề và ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng đó chứ không phải chỉ do các loại trái cây hay cách ăn chúng.</p> <p><strong>TS. Sinh học - Thực phẩm Lê Đoàn Thanh Lâm</strong></p> <div> <div> <div> <div> </div> <div> </div> </div> </div> <div> <div> </div> </div> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Nên ăn trái cây trước hay sau bữa ăn?
(Khoahocdoisong.vn) - Đôi khi chúng ta nghe thấy những lời khuyên rằng không nên ăn trái cây sau bữa ăn, mà nên ăn trước bữa ăn. Liệu như vậy có thực sự đúng?
Theo suckhoedoisong.vn

Giảm đau ngoài màng cứng điều trị viêm tụy cấp

Ù tai, đỏ mắt không ngờ rò động mạch cảnh xoang hang sau tai nạn

Đang khỏe mạnh, thanh niên 35 tuổi bỗng nhiên nhồi máu cơ tim cấp

Cứu sống thai nhi suy thai cấp nhờ phát hiện kịp thời

Mắc phải hội chứng lạ, người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước

Kịp thời cứu sống hai mẹ con sản phụ mắc cùng lúc nhiều bệnh nguy hiểm
Sản phụ mắc cùng lúc 4 bệnh lý nguy kịch trong thai kỳ là lời nhắc nhở quan trọng đối với tất cả các thai phụ, đặc biệt là những người có bệnh nền, về tầm quan trọng của việc thăm khám thai.

Cứu thành công sản phụ băng huyết do đờ tử cung sau mổ lấy thai
Đờ tử cung là một tai biến đáng sợ nhất gây tử vong hàng đầu đối với mẹ, là nỗi ám ảnh đối với các bác sĩ sản khoa. Vậy cách gì nhận biết và phòng tránh?

Sau nhiều lần phẫu thuật tiết niệu, mới phát hiện ung thư Sarcoma hiếm gặp
Sarcoma mô bào là một rối loạn histiocytis cực kì hiếm gặp. Histiocytic Sarcoma có liên quan tới các bệnh lý ác tính về máu và có thể kèm theo các bệnh lý về u tế bào mầm.

"Thoát tử" nhờ phát hiện khối u lớn trong tim khi tầm soát sức khỏe
U nhầy ở tim, một loại u nguyên phát ở tim thường gặp nhất ở người lớn nhưng không có triệu chứng nên người dân cần cảnh giác.

Trẻ 16 tháng tuổi hóc xương cá nguy hiểm vào đường thở, cách gì phòng tránh?
Tuyệt đối không cho trẻ, đặc biệt dưới 3 tuổi ăn cá còn xương dù là nhỏ nhất. Hệ hô hấp và khả năng nhai nuốt của trẻ ở non nớt, một mẩu xương nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm.

Nằm liệt, chàng trai 25 tuổi không ngờ do lao cột sống phá hủy đốt sống
Lao cột sống, người đàn ông nghĩ cuộc đời sẽ gắn liền với chiếc giường mãi mãi nhưng sau ca phẫu thuật phức tạp bệnh nhân đã thoát khỏi liệt.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu khuyên cách sử dụng thực phẩm chức năng đúng
Gần 600 loại sữa giả, 10 tấn thuốc và hàng loại các sản phẩm thực phẩm chức năng được cảnh báo không đạt chất lượng... PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu đã có bài viết đưa ra lời khuyên cho người dân khi sử dụng thực phẩm chức năng.

TP HCM bệnh tay chân miệng tăng, bác sĩ lưu ý nguy cơ tái nhiễm
Bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm: về tim mạch, hô hấp, não... gây tử vong nhanh nếu không được xử lý kịp thời. Trẻ đã từng mắc bệnh, vẫn có nguy cơ tái nhiễm.

Khối di căn gan 15cm teo nhỏ còn 3cm sau 1 chu kỳ hóa trị
Đang khỏe mạnh, người đàn ông Camphuchia 41 tuổi phát hiện ung thư đại tràng di căn gan. Dùng thuốc giảm đau không có kết quả, bệnh nhân sang Việt Nam điều trị và nhận được kết quả bất ngờ.

Nắng nóng dễ gây nguy hiểm cho bệnh cường giáp
Nhiệt độ cao và độ ẩm của mùa hè có thể làm trầm trọng các triệu chứng cường giáp, đặc biệt là do cơ thể nhạy cảm hơn với nhiệt.

Giải phóng tình trạng són tiểu hơn 10 năm cho người phụ nữ sa sinh dục
Treo bàng quang và mỏm cắt âm đạo vào dải chậu lược là một kỹ thuật tiên tiến, có tỷ lệ thành công hơn 95%, tỷ lệ tái phát sau 10 năm dưới 5%.

Bộ GD&ĐT công bố phổ điểm 5 tổ hợp xét tuyển đại học

Trao tặng bộ sách “Tiếng Việt dành cho người nước ngoài” cho Đại sứ quán Hoa Kỳ

Đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong sinh viên

Nghiên cứu ở bậc đại học càng sớm càng tốt: Vì sao và Như thế nào?
